Xôi ngũ sắc là món ăn đặc sản của núi rừng T-y Bắc bởi màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon. Việc tạo màu cho xôi ngũ sắc rất đơn giản với những nguyên liệu thiên nhiên phổ biến xung quanh chúng ta. Dưới đ-y sẽ là 3 cách làm xôi ngũ sắc đó là: Cách làm xôi ngũ sắc truyền thống, cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả và cách làm xôi mít ngũ sắc thơm lừng.
Cách làm xôi ngũ sắc nhìn là mê
Xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu sắc khác nhau thường sẽ có các màu vàng, đỏ, tím, trắng, xanh tượng trưng cho ngũ hành. Tuy nhiên tùy từng điều kiện vùng miền mà chúng ta có thể pha trộn hoặc dùng các màu khác nhau ngoài những màu gợi ý trên. Xôi ngũ sắc thường được làm vào các dịp cúng giỗ, ngày Tết, cưới hỏi, ngày Rằm ... Hãy thử sức với cách nấu xôi ngũ sắc dưới đ-y nhé!
1. Xôi ngũ sắc truyền thống
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc truyền thống
- Gạo nếp ngon 2kg
- Lá dứa 1 bó
- Lá cẩm 1 bó
- Qủa gấc 1/2 quả
- Nghệ tươi hoặc bột nghệ 200g
- Rượu trắng
- Gia vị: muối 6 muỗng, đường 4 muỗng, nước cốt dừa 5 muỗng
Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc truyền thống
Cách làm xôi ngũ sắc truyền thống
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp đem vo sạch sau đó ng-m với nước trong thời gian 6 - 8 tiếng cho gạo được mềm và dẻo khi nấu.
- Các nguyên liệu tạo màu cho xôi ngũ sắc như: Lá cẩm, lá dứa và nghệ tươi đem đi rửa sạch, bỏ vỏ sau đó cắt thành từng khúc nhỏ và giã nhuyễn.
Bước 2: Tạo màu sắc cho xôi
- Xôi màu vàng dùng nghệ tươi sau khi giã nhỏ hòa tan cùng 1,5 lít nước lọc, sau đó lọc qua r-y để chắt lấy phần nước nghệ, bã nghệ thì đem bỏ.
- Xôi màu tím dùng lá cẩm cắt thành từng khúc sau đó cho vào nồi thêm 1,5 lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 15 phút cho màu lá được ra đều sau đó lọc lấy phần nước màu tím và bỏ bã lá cẩm đi.
- Xôi màu xanh dùng lá dứa cắt thành khúc sau đó cho vào máy xay hoặc giã nhỏ rồi đem hòa tan với 1,5 lít nước lọc khuấy đều và lọc bỏ qua r-y chắt lấy nước, bỏ bã lá dứa đi.
- Xôi màu đỏ cam dùng gấc. Lấy 1 bát tô lớn sau đó cho phần thịt gấc vào bát hòa tan thêm chút rượu trắng dùng tay bóp đều thịt gấc cho đến khi thịt tách ra khỏi hạt và bỏ phần hạt gấc đi.
Tạo màu sắc ng-m xôi
Bước 3: Ng-m gạo với hỗn hợp nước màu đã tạo
Đ-y là một trong những bước quan trọng nhất trong cách làm xôi ngũ sắc, thời gian và cách ng-m nó quyết định đến màu sắc thành phẩm:
- Gạo sau khi ng-m với nước vớt ra rửa sạch lại sau đó chia thành 5 phần gạo đều nhau.
- Cho 3 phần gạo ng-m với một loại nước màu lá dứa, lá cẩm, nghệ sau đó cho thêm các gia vị nước cốt dừa 1 muỗng/phần, đường 1 muỗng/phần, muối 1 muỗng/phần. Tiếp đến trộn đều gạo cùng với các gia vị và ng-m gạo thêm trong khoảng 3 tiếng cho gạo được nhuộm đều màu.
Ng-m gạo cùng hỗn hợp nước màu để tạo màu xôi ngũ sắc
- Một phần gạo nữa ta đem trộn đều với phần thịt gấc đã chuẩn bị sẵn sau đó cho thêm 1 muỗng muối vào đảo đều. Phần gạo còn lại để nguyên và cho thêm chút muối vào đảo đều.
Bước 4: Hấp xôi ngũ sắc bằng xửng hấp
- Sau khi ng-m gạo nếp xong chúng ra cho gạo và xửng hấp, chia rõ ranh giới các phần gạo khác màu với nhau bằng các mảnh giấy nến hoặc tấm tre đan nhỏ để ngăm cách.
- Bắc nồi lên bếp thổi ở mức lửa vừa (tránh đun lửa quá to nước bắn lên xửng xôi làm phẩn đáy bị nhão), cho thêm 1 lít nước nấu xôi (2/3 nồi) vào xửng cho xửng được hấp lên sau đó đậy nắp và tiến hành hấp xôi trong 30 - 45 phút. Lấy một chiếc đũa đ-m vào phần gạo nhằm tạo các lỗ để nơi nước đi lên trên làm chín xôi, phần xôi gấc bạn có thể để lại hạt nhằm tạo độ rổm cho xôi, tránh xôi bị bết.
- Tiếp đến cứ cách 10 phút chúng ta lại dùng khăn khô lau phần hơi nước trên nắp xửng.
Tiến hành hấp xôi ngũ sắc
- Khi hấp thấy xôi đã chín đều tiến hành cho thêm nước cốt dừa lên các mặt xôi, đảo đều tay và hấp thêm 3 - 5 phút nữa cho xôi được chín và mềm hơn, thơm hơn.
Thành phẩm sau khi áp dụng cách làm xôi ngũ sắc truyền thống của PasGo Team
Thành phẩm xôi ngũ sắc đẹp bắt mắt
Xôi sau khi hấp xong đem xới lên bát hoặc đĩa sao cho đẹp mắt và thưởng thức món xôi ngũ sắc hấp dẫn và thú vị. Xôi mềm dẻo, thấm vị béo ngậy thơm của nước cốt dừa, để có thể ăn ngon hơn chúng ta ăn cùng với muối vừng, ruốc khô là rất tuyệt vời nhé.
2. Xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả
- Gạo nếp ngon 2 kg
- Lá dứa/ lá nép 1 bó
- Thanh long ruột đỏ 1 quả
- Nghệ tươi hoặc bột nghệ
- Gấc 1/2 quả
- Nước cốt dừa
Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm xôi
- Gạo nếp đem vo sạch sau đó ng-m trong thời gian 6 - 8 tiếng để gạo được nở đều và mềm hơn khi nấu.
- Xôi màu xanh: Lá dứa đem đi rửa sạch sau đó cắt thành từng khúc đem xay hòa thêm 1 lít nước lọc sau đó lọc bỏ bã lá.
- Xôi màu vàng: Nghệ tươi đem rửa sạch bỏ vỏ và giã nhuyễn sau đó hòa thêm 1 lít nước khuấy đều và tiến hành lọc bỏ qua ray để chắt lấy phần nước và bỏ phần bã nghệ đi. Hoặc nếu bạn dùng bột nghệ thì tiến hành hòa tan bột nghệ với nước lọc sẽ nhanh hơn.
- Xôi màu tím: Thanh long ruột đỏ cắt đôi bỏ vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và tiến hành dằm nát sau đó pha thêm 1 lít nước hòa tan vào phần thịt thanh long đã dằm và lọc qua r-y để lấy nước.
- Xôi màu đỏ cam: Gấc tiền hành lấy phần thịt ra bát tô lớn sau đó thêm chút rượu vào trộn dều lên, tiến hành bóp thật kỹ thịt gấc để loại bỏ hoàn toàn phần hạt gấc sau đó bỏ phần hạt đi.
Sơ chế nguyên liệu làm xôi ngũ sắc rau củ quả
Bước 2: Ng-m gạo cùng hỗn hợp màu
- Gạo sau khi ng-m tiến hành vớt ra rửa sạch lại với nước sau đó chia gạo thành 5 phần khác nhau. Đem gạo ng-m với nước lá dứa, nước nghệ, nước thanh long sau đó ng-m gạo cùng với 3 loại nước màu này trong thời gian 3 tiếng cho gạo được ngấm màu.
- Phần nước lá dứa chúng ta ng-m khoảng 2/3 với gạo, giữ lại 1/3 nước để sau khi hấp gạo màu sẽ bị nhạt đi chúng ta có thể rưới thêm phần nước màu này vào để gạo được đẹp mắt và màu được đậm hơn. Phần gạo ng-m với nước nghệ chúng ta nên ng-m trong khoảng 1 tiếng nếu như chúng ta không thích mùi nồng của nghệ sau đó đổ hết phần nước ng-m đi cho lại nước lọc mới vào, chúng ta có thể làm 1 -2 như này để loại bỏ bớt mùi nồng nghệ. Cũng giống như lá dứa phần nước lọc thanh long chúng ta cũng giữ lại 1 phần để rưới vào gạo trong quá trình hấp.
- Đối với phần thịt gấc chúng ta đem gạo đã được ng-m và làm sạch trộn đều với hỗn hợp thịt gấc bóc tách để gạo trong khoảng 30 phút để được ngấm màu.
- Phần gạo còn lại giữ nguyên và trộn thêm 1 chút muối cho đậm vị
Ng-m gạo cùng hỗn hợp nước màu đã tạo
Bước 3: Hấp xôi ngũ sắc hoa quả
- Gạo sau khi ng-m với hỗn hợp màu chúng ta tiến hành đổ gạo ra để ráo sau đó cho rải đều gạo lên xửng hấp ngăn cách các màu gạo bằng những manh tre hoặc giấy nến để gạo không bị lẫn vào nhau trong quá trình hấp.
- Bắc nồi lên bếp thêm chút nước vào nồi sau đó cho xửng gạo lên hấp, đậy nắp và hấp trong 45 phút cho gạo được mềm và dẻo. Cứ cách 10 phút chúng ta lại mở nắp xửng và đảo đều các phần gạo và lấy khăn khô lau phần hơi nước trên nắp.
Hấp xôi ngũ sắc từ rau củ quả
- Khi thấy gạo đã nở và chín tới chúng ta dặm lại màu cho gạo bằng cách tưới các phần nước còn lại vào sau đó đảo đều lên và tiến hành hấp thêm trong 10 - 15 phút cho gạo được ngấm màu hơn và đẹp hơn. Lúc này chúng ta cũng tiến hành rưới phần nước cốt dừa lên phần gạo còn lại để cho gạo mềm và thơm hơn.
- Để xôi được bóng và ngon hơn chúng ta có thể rưới thêm chút dầu ăn vào các phần xôi sau đó đun thêm 1 - 2 phút và tắt bếp bắt xuống.
Thành phẩm Xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Thành phẩm xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Xôi ngũ sắc sau khi nấu sẽ cho ra màu xôi đẹp mắt, vị xôi thơm ngon mềm dẻo hấp dẫn, người xưa thường quan niệm nếu ai nấu xôi mà cho ra màu xôi chuẩn, tươi nhất và đẹp mắt nhất thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc. Món xôi ngũ sắc từ rau của quả chúng ta có thể ăn kèm cùng giò, chả, thịt kho, ruốc, muối lạc...
3. Xôi mít ngũ sắc thơm lừng
Xôi mít ngũ sắc là món ăn được kết hợp vị thơm ngon ngọt của mít hòa lẫn với màu sắc cực bắt mắt của từng màu hạt gạo khác nhau khiến bạn sẽ không thể nào bỏ qua được cách làm này. Đặc biệt chất tạo màu cho món xôi này cũng hoàn toàn lấy từ các loại rau củ, quả: Nghệ, lá dứa, đậu biếc...
Nguyên liệu nấu Xôi mít ngũ sắc
- Gạo nếp 1.5kg
- Mít chín 500g
- Lá cẩm 150g
- Lá dứa 150g
- Hoa đậu biếc khô hoặc tươi 150g
- Nghệ tươi
- Nước cốt dừa
Nguyên liệu làm xôi mít ngũ sắc
Cách nấu Xôi mít ngũ sắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo vo sạch đem ng-m trong 6 - 8 tiếng cho gạo nở và mềm.
- Mít đem tách ra thành từng múi sau đó loại bỏ hạt mít bằng cách rạch 1 đường dọc theo chiều múi mít để lấy hạt tránh cho mít bị nát và mất độ tươi ngon. Sau đó cho mít vào túi kín hoặc hộp và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nghệ tươi đem rửa sạch bỏ vỏ và thái nhỏ giã nhuyễn sau đó thêm vào 1 lít nước hòa tan và lọc qua r-y để chắt lấy phần nước nghệ, phần bã nghệ đem bỏ.
- Lá cẩm đem rửa sạch thái thành từng khúc rồi cho vào nồi đun sôi dùng với 1 lít nước và đun trong khoảng 15 phút cho nước được hòa tan màu tím của lá và lọc lấy phần nước, bỏ cặn lá đi.
- Lá dứa đem rửa sạch và cắt nhỏ sau đó cho vào máy xay hoặc giã nhuyễn hòa tan thêm 1 lít nước và lọc lấy nước.
- Hoa đậu biếc tươi đem rửa sạch rồi cho và nồi đun sôi dùng với 1 lít nước trong 15 phút để nước được đều màu sau đó vớt hoa ra và lấy phần nước.
- Đối với đậu biếc khô chúng ta cho hoa vào tô lớn sau đó đổ thêm nước đun sôi vào đậy nắp kín trong 15 phút sau đó vớt hoa ra và lấy nước.
Sơ chế nguyên liệu làm xôi mít ngũ sắc
Bước 2: Ng-m gạo nếp
- Gạo nếp sau khi ng-m mềm đem vớt ra rửa sạch sau đó chia gạo thành 5 phần khác nhau, ng-m riêng mỗi phần với các loại màu đã tạo ở bước 1, còn 1 phần để nguyên ng-m cùng với nước lọc. Chúng ta tiến hành ng-m trong khoảng 2 - 3 tiếng cho gạo được ngấm màu sau đó đổ ra và để ráo nước. Tiếp đến trộn đều các loại gạo lại với nhau để tạo hỗn hợp gạo nhiều màu sắc sinh động đẹp mắt.
Trộn đều các loại gạo đã ng-m lại với nhau
Bước 3: Hấp xôi mít ngũ sắc
- Cho 500ml nước vào nồi đun đến khi sôi và đổ gạo nếp vào xửng hấp và dàn đều để đảm bảo gạo được chín đều hơn và tiến hành hấp gạo nếp trong thời gian 30 - 45 phút. Hoặc chúng ta có thể hấp gạo cùng nước dừa tươi để khi xôi chín sẽ dẻo thơn thoảng thoảng mùi dừa mà đảm bảo xôi không bị nhão.
Hấp xôi mít ngũ sắc
- Để cho màu sắc của xôi được tươi và đậm màu hơn chúng ta có thể cho thêm một vài tinh dầu của từng loại khi ng-m gạo sẽ giúp cho gạo khi hấp có màu đẹp mà xôi cũng có mùi thơm đặc trưng hơn.
Thành phẩm xôi mít ngũ sắc
Xôi sau khi hấp chín chúng ta xới xôi ra đĩa sau đó lấy phần múi mít ở tủ ra và tiến hành chèn xôi vào trong múi mít thơm ngon và bắt đầu thưởng thức nhé. Xôi mít ngũ sắc vừa có màu đẹp mắt vừa thơm ngon rất hấp dẫn cho cả gia đình khi chiêu đãi bạn bè và những người th-n yêu.
Thành phẩm xôi mít ngũ sắc thơm ngon bắt mắt
Trên đ-y là những cách làm xôi ngũ sắc thơm ngon mà lại cực dễ làm hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều món mới và công thức mới hơn cho mình trong quá trình nấu ăn nhé!
-
PasGo là nền tảng cung cấp dịch vụ ĐẶT CHỖ TRỰC TUYẾN trong lĩnh vực ẩm thực ăn uống,... Giúp Khách hàng đặt chỗ trước khi tới các Nhà hàng/Quán ăn,... tại Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
Đừng quên theo dõi blog PasGo và fanpage PasGo để cập nhật nhiều thông tin ẩm thực và ưu đãi hấp dẫn từ hàng nghìn nhà hàng đối tác của PasGo nhé!
Tải ngay PasGo - Ứng dụng đặt bàn ăn online nhanh chóng, tiện lợi với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn
Tải ứng dụng PasGo dành cho iOS tại đ-y
Tải ứng dụng PasGo dành cho Android tại đ-y
Có thể bạn quan t-m
Cách nấu xôi gấc ngon đỏ đẹp không bị bết nhão
Cách luộc gà ngon VÀNG, chắc thịt, không bị nứt da
Cách nấu thịt đông ngon NHỪ, nước trong
Cách làm chả giò tôm thịt VÀNG đều, GIÒN l-u
15 cách làm dưa hành, củ kiệu muối cho ngày Tết