Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Kỹ thuật này giúp tăng cơ hội thu được nhiều noãn chất lượng trong một chu kỳ IVF, tăng khả năng thu được phôi tốt, tối ưu thời gian và chi phí điều trị, mang thai thành công và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.
Do tính chất là kỹ thuật x-m lấn, phụ nữ sau khi thực hiện quá trình chọc hút trứng có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Vậy những triệu chứng sau khi chọc hút trứng nào bình thường? Triệu chứng nào đáng lo ngại? Bài viết sau sẽ đề cập chi tiết các triệu chứng sau khi chọc hút trứng điển hình mà chị em cần theo dõi.
Các yếu tố trong quá trình chọc hút trứng có thể ảnh hưởng sức khỏe
1. Thuốc g-y tê, g-y mê
Phụ nữ thực hiện chọc hút lấy trứng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn từ việc g-y mê. Thông thường để thực hiện thủ thuật, bệnh nh-n sẽ được g-y mê toàn th-n qua đường tĩnh mạch. Mặc dù không có tài liệu thống kê chính xác về nguy cơ tiềm ẩn của việc g-y mê đối với bệnh nh-n chọc hút trứng, tuy nhiên vẫn có khả năng cơ thể bệnh nh-n phản ứng bất lợi với thuốc g-y mê.
Bác sĩ Huy cho biết nhờ sự tiến bộ y học, kỹ thuật và thuốc sử dụng g-y mê trong phẫu thuật đã rất an toàn cho bệnh nh-n, đặc biệt đối với phụ nữ hút trứng làm IVF. Phản ứng tiêu cực với thuốc g-y mê rất hiếm khi xảy ra. Do đó chị em phụ nữ không nên quá lo lắng và căng thẳng.
2. Các loại kích thích buồng trứng
Sử dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng phát triển là một phần quan trọng trong toàn bộ quy trình điều trị vô sinh và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tác dụng của thuốc kích trứng giúp thu được nhiều trứng trưởng thành, có thể thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của thuốc kích trứng trong quá trình thực hiện IVF, tuy nhiên sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nh-n.
Một số tác động của thuốc kích trứng đối với sức khỏe là nguy cơ rối loạn hormone, tăng c-n, rối loạn hoạt động của tử cung và buồng trứng, ảnh hưởng t-m lý do stress, căng thẳng kéo dài trong thời gian phụ nữ tự thực hiện tiêm thuốc kích trứng…
3. Kim sử dụng trong chọc hút
Để có thể lấy trứng, bác sĩ sử dụng kim hút chuyên dụng xuyên qua thành -m đạo, tiếp cận buồng trứng để hút dịch nang ra ngoài. Dịch nang sẽ được chuyển đến phòng Lab để các chuyên viên tìm kiếm, chọn lọc các noãn trưởng thành chuẩn bị cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chọc hút noãn do đ-y là thủ thuật x-m lấn. Kim sử dụng trong quá trình hút trứng xuyên qua -m đạo vào buồng trứng, có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan và mô nhạy cảm khác trong khu vực quanh -m đạo. Tuy nhiên tỷ lệ xảy ra trường hợp này rất thấp do toàn bộ quá trình hút trứng được thực hiện dưới hướng dẫn của hệ thống máy siêu -m.
Xem thêm: Chọc hút trứng có đau không? Bao l-u thì hết đau? Chuyên gia giải đáp
Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm trùng cũng là một vấn đề cần quan t-m trong mọi thủ thuật can thiệp y khoa. Nếu đầu kim không đảm bảo vô trùng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật không đạt chuẩn vô khuẩn, khả năng cao bệnh nh-n bị nhiễm trùng sau thực hiện chọc hút noãn.
Lời khuyên dành cho chị em phụ nữ thực hiện hút noãn làm IVF chính là cần ưu tiên lựa chọn các bệnh viện, trung t-m hỗ trợ sinh sản uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cao nhất, hạn chế tối thiểu nguy cơ rủi ro trước, trong và sau quá trình chọc hút trứng.
4. T-m lý quá lo lắng
Quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một hành trình dài đối với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Cảm giác căng thẳng tinh thần, lo lắng kéo dài ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai thành công bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Bác sĩ Huy cho biết nếu cơ thể người phụ nữ trong tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến sự co thắt các cơ quan vùng chậu trong quá trình chọc hút trứng. Điều này khiến cho việc hút trứng khó khăn hơn, tăng nguy cơ rủi ro. Vì vậy, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tích cực có ý nghĩa quan trọng tăng khả năng thu nhiều noãn chất lượng, tăng tỷ lệ thụ tinh thành công.
Các triệu chứng sau khi chọc hút trứng thường gặp
Tác dụng phụ sau khi chọc hút trứng thường xảy ra do cơ thể của người phụ nữ ảnh hưởng với các loại thuốc được sử dụng trước và trong quá trình chọc hút trứng. Mức độ triệu chứng có thể khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng hơn như Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Một số triệu chứng sau chọc hút trứng phổ biến bao gồm:
1. Táo bón sau khi chọc hút trứng
Tác dụng phụ phổ biến nhất ở phụ nữ sau thực hiện chọc hút trứng là táo bón. Để giảm bớt triệu chứng này, bệnh nh-n nên uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, nấu mềm hoặc dạng sệt, c-n nhắc sử dụng thuốc theo tư vấn từ bác sĩ điều trị.
2. Buồn nôn sau chọc hút trứng
Phụ nữ sau chọc hút trứng làm thụ tinh nh-n tạo IVF có thể đối mặt với hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Các triệu chứng có thể từ nhẹ như đau bụng dưới đến trung bình như buồn nôn, nôn. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, kéo dài dai dẳng, bệnh nh-n cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để được kiểm tra, xử trí phù hợp.
3. Khó thở nhẹ
Các cơn khó thở nhẹ có thể xuất hiện. Bác sĩ Huy cho biết triệu chứng nhanh chóng tự hết trong ngày. Nếu bệnh nh-n sau hút trứng bị khó thở nặng, kéo dài, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
4. Đau tức vùng ngực
Do tác dụng của thuốc kích trứng, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ có những thay đổi dẫn đến hiện tượng đau tức ngực, tương tự như dấu hiệu đau ngực trước kỳ kinh nguyệt. Để giảm thiểu các cơn đau tức ngực, bạn nên mang áo ngực hỗ trợ chuyên dụng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Bụng to săn chắc lên
Một triệu chứng khác sau hút trứng mà chị em có thể gặp phải là bụng to, tăng kích thước vùng eo, tăng c-n nhanh… Các triệu chứng này sẽ biến mất sau một tuần.
6. Triệu chứng đầy hơi và chuột rút sau chọc hút trứng rất phổ biến
Sau khi sử dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng phát triển, buồng trứng có thể to ra khiến người phụ nữ cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Tùy thuộc vào cơ địa từng người, các cơn đau do chuột rút thoáng qua hoặc đau -m ỉ. Tuy nhiên tình trạng ngày sẽ sớm chấm dứt sau 1-2 ngày thực hiện thủ thuật.
Nội tiết nữ thay đổi cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi. Bạn nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, đậu, rau xanh để giảm triệu chứng đầy hơi.
7. Tăng c-n nhanh chóng sau chọc hút trứng
Hiện tượng tăng c-n sau chọc hút trứng xảy ra khá phổ biến. Bác sĩ Huy cho biết đ-y là điều bình thường do cơ địa một số phụ nữ thường giữ nước hoặc dư thừa chất lỏng trong buồng trứng. Tình trạng tăng c-n nhanh chóng sau hút trứng chỉ là tạm thời và có thể biến mất sau 7-10 ngày.
8. Đau chướng bụng
Cảm giác đau chướng bụng thường xảy ra sau khi lấy trứng. Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc giảm đau để bệnh nh-n uống sau khi hoàn tất quá trình chọc hút trứng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới để cảm thấy dễ chịu hơn.
9. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau khi hút trứng có thể liên quan đến những nguyên nh-n như:
- Các loại thuốc sử dụng để kích thích trứng (noãn) phát triển làm thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ.
- Tinh thần lo lắng, stress kéo dài cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Thủ thuật x-m lấn ảnh hưởng đến một số cơ quan l-n cận như tử cung, mạch máu xung quanh.
- Phản ứng cơ địa mỗi người cũng có thể là yếu tố dẫn đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Trước vấn đề này, chị em phụ nữ nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nh-n nên liên hệ bác sĩ điều trị trực tiếp để có những điều chỉnh phù hợp.
10. Tần suất đi tiểu giảm
Sau khi hút trứng, chị em có thể sẽ đi tiểu ít hơn. Nguyên nh-n do trước khi chọc hút trứng, bệnh nh-n được yêu cầu nhịn ăn, nhịn uống để thực hiện thủ thuật. Vì vậy, cơ thể bị thiếu nước tạm thời dẫn đến tiểu ít hơn.
11. Triệu chứng tiêu chảy có thể xảy ra sau chọc hút trứng
Một triệu chứng khác của hội chứng kích kích buồng trứng sau chọc hút noãn là tiêu chảy kèm đau bụng dưới. Bác sĩ đưa ra lời khuyên bệnh nh-n nên ăn uống đầy đủ, ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước và nằm nghỉ ngơi thư giãn.
12. Ra máu sau chọc hút trứng
Để thực hiện lấy trứng, sau khi bệnh nh-n đã được g-y mê toàn th-n, bác sĩ sử dụng một kim rỗng nhỏ có khả năng hút để có thể hút dịch nang noãn. Dưới sự hướng dẫn của hệ thống máy siêu -m đầu dò qua ngả -m đạo, bác sĩ sẽ dẫn kim xuyên qua thành -m đạo và hút phức hợp dịch chứa noãn ra khỏi cơ thể.
Do thủ thuật có sử dụng kim đ-m xuyên thành -m đạo, sau khi chọc hút trứng bệnh nh-n có thể chảy một ít máu.
Theo dõi và xử lý các triệu chứng sau chọc hút trứng để ngăn ngừa biến chứng
Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) xảy ra ở khoảng 5% trường hợp phụ nữ áp dụng các biện pháp kích thích buồng trứng trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong đó chưa tới 1% trường hợp báo cáo mắc hội chứng quá kích buồng trứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Chi phí chọc hút trứng hết bao nhiêu tiền? Bảng giá có đắt không?
Các xét nghiệm máu, nội tiết tố cũng như các đặc điểm thể chất của bệnh nh-n trước khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng là cơ sở để bác sĩ xác định liệu bệnh nh-n có nguy cơ OHSS hay không. Nếu nghi ngờ nguy cơ cao, bác sĩ có thể c-n nhắc sử dụng một số loại thuốc chuyên biệt trong phác đồ điều trị của bệnh nh-n. Đồng thời, khả năng cao bạn nên trữ đông lạnh trứng/phôi và tiến hành chuyển phôi khi buồng trứng đã được phục hồi.
Sau khi chọc hút trứng, bệnh nh-n nên nghỉ ngơi phù hợp và tiếp tục theo dõi. Một số lưu ý nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh nh-n cần nắm gồm:
- Tránh mang vác vật nặng, lao lực
- Ngừng các bài tập thể dục cường độ cao
- Không quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày sau chọc hút trứng
- Uống đủ nước, không nên uống quá nhiều có thể khiến cơ thể tích nước
- Thường xuyên thông báo đến bác sĩ các triệu chứng sau chọc hút trứng, những biến đổi trong cơ thể nghi ngờ bất thường
Thăm khám sớm nếu triệu chứng sau khi chọc hút trứng không thuyên giảm
Sau khi thực hiện hút trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), bạn cần tu-n thủ đúng toa thuốc đã được bác sĩ kê đơn. Trong vòng 1-2 ngày đầu, các triệu chứng như ra huyết -m đạo, đau chướng bụng nhẹ, đầy hơi, chuột rút… có thể xuất hiện. Tuy nhiên các dấu hiệu này là triệu chứng tạm thời và tự hết sau đó.
Xem thêm: Sau chọc hút trứng có thai tự nhiên được không? Bao l-u thì quan hệ được?
Bạn có thể liên hệ IVF T-m Anh để được hỗ trợ nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường xảy ra và kéo dài như:
- Ra huyết nhiều (ướt đẫm băng vệ sinh).
- Đau bụng dữ dội.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục.
- Chóng mặt, đau đầu, choáng váng.
Trong các trường hợp sau, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra:
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Đau tức ngực nhiều.
- Khó thở.
- Một bên cơ thể yếu đi.
Để tìm hiểu thông tin các triệu chứng sau khi chọc hút trứng cũng như quy trình thực hiện chọc hút noãn tại IVF T-m Anh, bạn vui lòng liên hệ qua thông tin sau:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.T-n Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Website: https://tamanhhospital.vn
Hiểu về các triệu chứng sau khi chọc hút trứng là điều quan trọng giúp chị em phụ nữ có thể -đối phó” và xử lý hiệu quả các dấu hiệu bất thường, đảm bảo an toàn sức khỏe của bản th-n. Nếu phụ nữ sau chọc hút noãn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào có thể liên hệ tư vấn với bác sĩ điều trị để được tư vấn, điều trị thích hợp để cơ thể sớm hồi phục, chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi trong tương lai.