Tế bào ung thư là gì Đặc điểm và hình thành phát triển thế nào
10:20 20/07/2024
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Trên toàn cầu, ung thư đứng hàng thứ 2 về nguyên nh-n g-y tử vong và đã g-y ra khoảng 9,7 triệu ca tử vong năm 2022 (1).Vậy tế bào ung thư là gì? Tế bào ung thư được hình thành như thế nào? Đặc điểm của tế bào ung thư ra sao? Bài viết dưới đ-y sẽ giải đáp các vấn đề trên.
Tế bào ung thư là gì?
Tế bào ung thư là những tế bào trong cơ thể nhưng bằng cách nào đó chúng lại không ngừng tăng sinh và lan rộng tới các mô xung quanh. Đ-y là đặc điểm nổi bật nhất của tất cả các loại ung thư. (2)
Các tế bào thường ph-n chia và phát triển để hình thành các tế bào mới khi cơ thể cần. Các tế bào lão hóa, bị tổn hại hoặc không cần thiết nữa sẽ chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới. Theo cách tự nhiên, cơ thể có cơ chế để c-n bằng việc tăng sinh và chết đi của tế bào, không có cơ quan nào bị thiếu hoặc dư tế bào trong thời gian dài.
Tuy nhiên, ở người bệnh ung thư, sự c-n bằng này bị phá vỡ. Trong quá trình trở thành ung thư, tế bào bị lỗi hoặc hư tổn vẫn tiếp tục tồn tại trong khi lẽ ra chúng cần phải biến mất khi cơ thể không cần thiết và các tế bào mới hình thành. Những tế bào -dư thừa” này ph-n chia mất kiểm soát và phát triển thành dạng khối u. Sự bất thường này có thể xảy ra ở bất cứ loại tế bào nào trong hàng tỷ tế bào của cơ thể.
Ph-n loại tế bào ung thư
Tế bào ung thư được chia thành các loại sau:
1. Ung thư biểu mô (Carcinoma)
Ung thư biểu mô là dạng ung thư phổ biến nhất, khối u được hình thành từ các tế bào biểu mô. Cụ thể, biểu mô là các tế bào bao phủ bề mặt cơ quan bên trong và ngoài cơ thể, ví dụ như: các tế bào túi khí trong phổi, tế bào ở lót mặt trong khoang miệng, xoang mũi, tử cung.
Mỗi loại ung thư biểu mô khởi phát từ các loại tế bào biểu mô khác nhau, cụ thể:
Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma) là ung thư hình thành từ các tế bào biểu mô sản xuất dịch hay chất nhầy. Các mô được tạo thành từ loại tế bào này được gọi là mô tuyến. Hầu hết các loại ung thư như vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt là ung thư biểu mô tuyến.
Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma) là loại ung thư khởi phát từ lớp đáy của biểu bì.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma) là ung thư hình thành từ tế bào vảy. Tế bào vảy phổ biến nhất là các tế bào biểu mô nằm ngay dưới lớp da. Tế bào vảy cũng lót ở bề mặt trong các cơ quan khác như: dạ dày, ruột, phổi, bàng quan, thận.
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (Transitional cell carcinoma) là một dạng của ung thư tế bào biểu mô. Biểu mô tế bào chuyển tiếp được tạo thành từ nhiều lớp tế bào biểu mô, các lớp tế bào này có thể có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với lớp tế bào biểu bì. Một số loại ung thư ở bàng quang, tử cung, thận là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp.
2. Ung thư mô liên kết (Sarcoma)
Ung thư mô liên kết là các loại ung thư được hình thành trong xương và mô mềm, bao gồm: cơ, tế bào mỡ, mạch máu, mạch lympho và mô tế bào sợi (như g-n, d-y chằng).
Ung thư mô liên kết xương là loại ung thư xương phổ biến nhất. Ung thư mô liên kết mềm phổ biến nhất là ung thư cơ, ung thư mô mỡ…
3. Ung thư máu (Leukemia)
Ung thư bắt nguồn từ mô tạo máu của tủy xương được gọi là ung thư máu. Các loại ung thư này không hình thành khối u rắn. Thay vào đó, một lượng lớn tế bào bạch cầu bất thường hình thành trong máu và tủy xương, lấn áp số lượng tế bào máu bình thường. Hậu quả là làm giảm khả năng miễn dịch, thiếu máu và dễ chảy máu.
Ung thư máu có 4 loại phổ biến, được ph-n nhóm dựa trên tốc độ phát triển bệnh (cấp tính hoặc mãn tính) và bắt nguồn từ loại tế bào máu nào (dòng lympho hay dòng tủy). Trong đó, bạch cầu là loại phổ biến nhất của các tế bào máu để trở thành ung thư. Nhưng hồng cầu (các tế bào mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể) và tiểu cầu (tế bào làm đông máu) cũng có thể trở thành ung thư.
4. Ung thư bạch huyết (Lymphoma)
Lymphoma là ung thư của hệ bạch huyết. Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới phức tạp của ống (mạch bạch huyết), các tuyến (hạch bạch huyết) và các cơ quan khác (lá lách và tuyến ức). Các hạch bạch huyết được tìm thấy ở cổ, nách, bẹn, ngực, bụng và chậu.
Các mạch và hạch bạch huyết chứa một loại chất lỏng được gọi là bạch huyết và các loại tế bào đặc biệt (tế bào lympho), giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Lymphoma phát triển khi một số tế bào lympho phát triển mất kiểm soát. Những tế bào bất thường có thể bắt nguồn từ trong các hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách và những nơi khác trong cơ thể.
5. Đa u tủy xương (Multiple myeloma)
Đa u tủy xương là ung thư khởi phát từ tương bào (plasma cells), một dạng tế bào miễn dịch. Các tương bào phát triển bất thường được gọi là các tế bào myeloma, trong tủy xương và hình thành các khối u trong xương ở khắp cơ thể. Loại ung thư này còn được gọi là myeloma tương bào hoặc bệnh Kahler.
6. Ung thư sắc tố bào (Melanoma)
Ung thư sắc tố bào là ung thư bắt nguồn từ các tế bào sản xuất sắc tố melanin, loại sắc tố làm nên màu da của chúng ta. Hầu hết các loại ung thư sắc tố bào hình thành trên da nhưng cũng có trường hợp hình thành ở các mô sắc tố khác, ví dụ như mắt.
7. U não và tủy sống
Có nhiều loại khối u não và tủy sống khác nhau. Những loại khối u này được đặt tên dựa trên loại tế bào và vị trí trong hệ thống thần kinh trung ương mà khối u bắt nguồn. Các loại khối u não có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
8. Các loại khối u khác
U tế bào sinh dục: loại khối u bắt nguồn từ những tế bào sản sinh tinh trùng hoặc trứng. Những khối u này hầu như có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể và có thể là lành tính hay ác tính.
U tế bào thần kinh nội tiết: được tạo thành từ các tế bào sản sinh nội tiết tố vào máu nhằm đáp ứng lại các tín hiệu từ hệ thần kinh. Những khối u này làm tăng lượng nội tiết tố vượt mức bình thường, có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Các khối u nội tiết thần kinh có thể là lành tính hay ác tính.
U carcinoid: loại khối u nội tiết thần kinh này phát triển chậm và thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa (thường ở trực tràng và ruột non). U carcinoid có thể lan đến gan hoặc các mạng lưới khác trong cơ thể và tiết ra các chất như serotonin hoặc prostaglandin, g-y hội chứng carcinoid.
Các đặc tính cơ bản của tế bào ung thư
Các đặc tính cơ bản của tế bào ung thư đã được nghiên cứu từ l-u nhằm hiểu rõ về bệnh ung thư và tìm ra các liệu pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này. (3)
Đến năm 2011, 2 vị giáo sư người Mỹ Weinberg và Hanahan đã tổng hợp 10 đặc tính cơ bản của tế bào ung thư – là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong ung thư, cụ thể:
Duy trì tín hiệu tăng trưởng: thông thường, các tế bào của cơ thể cần các tín hiệu tăng trưởng để kích hoạt quá trình tăng sinh và ph-n chia tế bào. Các tín hiệu này được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cấu trúc và chức năng của mô. Tuy nhiên, tế bào ung thư có khả năng làm mất kiểm soát các tín hiệu tăng trưởng này qua quá trình đột biến, làm kích hoạt các gen sinh ung (oncogene) và tăng các tín hiệu tăng trưởng mạn tính.
Thoát khỏi các tín hiệu tăng trưởng: quá trình đột biến làm mất chức năng các gen ức chế bướu (tumour suppressor gene), do đó không thể ngăn ngừa tế bào ngừng ph-n chia ngay cả khi tế bào có những bất thường nghiêm trọng.
Thoát khỏi cơ chế g-y chết tế bào: tế bào ung thư có thể thoát khỏi quá trình chết theo lập trình mặc dù loại tế bào này có nhiều hư hỏng trong DNA và nhiễm sắc thể nhờ khả năng biến đổi các tín hiệu để vượt qua các chốt kiểm soát của chu trình tế bào. Ngoài ra, cơ chế g-y chết tế bào theo kiểu hoại tử hoặc tự thực (tế bào tự ăn thành phần của chính nó) có thể duy trì sự sống và tạo điều kiện để các tế bào ác tính phát triển.
Khả năng nh-n bản vô hạn: tế bào bình thường có giới hạn ph-n chia liên quan đến đoạn cuối của ph-n tử ADN, gọi là telomere. Các telomere sẽ ngắn dần sau mỗi lần tế bào ph-n chia. Tế bào ung thư thoát khỏi cơ chế này bằng cách biểu hiện nhiều enzyme có khả năng làm tăng độ dài telomere, được gọi là telomerase.
Hình thành các mạch máu: tế bào ung thư có khả năng hình thành mạch máu bằng cách sản xuất các yếu tố tạo mạch. Các tế bào ung thư kích thích sự phát triển nội mô cũng như sự hình thành các mạch máu mới.
X-m lấn mô và di căn: được xem là đặc tính nổi bật của tế bào ung thư, giúp ph-n biệt rõ ràng giữa tế bào lành tính và ác tính.
Mất kiểm soát trao đổi chất và năng lượng: qua quá trình ph-n hủy glucose hiếu khí, tế bào ung thư có khả năng tiêu thụ glucose gấp 20 lần tế bào bình thường nhưng tiết ra acid lactic thay vì CO2. Tuy tế bào ung thư tạo ra ít năng lượng ATP (ph-n tử mang năng lượng) hơn nhưng tốc độ nhanh hơn, do đó tạo ra nhiều năng lượng ATP gấp gần 100 lần so với tế bào bình thường. Bên cạnh đó, quá trình ph-n hủy glucose hiếu khí còn góp phần tạo các sản phẩm trung gian, đóng góp cho quá trình sản xuất protein, lipid, ADN của tế bào ung thư.
Trốn thoát khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch: phần lớn các tế bào ung thư có biểu hiện kháng nguyên giống với tế bào bình thường, có khả năng làm tê liệt tế bào lympho T độc và tế bào giết tự nhiên (bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên).
Sự bất ổn định về gen và đột biến: sự bất ổn định của bộ gen thường dẫn đến đột biến của gen. Tế bào bình thường có cơ chế sửa chữa các hư hỏng ADN và khi các hư hỏng này không thể sửa chữa, tế bào sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, đa số tế bào ung thư có chứa đột biến, các khiếm khuyết di truyền làm mất chức năng của hệ thống theo dõi và sửa chữa này.
Đáp ứng viêm mạn tính: có vai trò trong việc hình thành nhiều loại ung thư khác nhau.
Bên trên là đặc điểm tế bào ung thư. Để hạn chế sự hình thành và phát triển của những tế bào này, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tránh xa rượu bia cũng như các chất kích thích khác.
Tế bào ung thư hình thành như thế nào?
Tế bào ung thư được hình thành từ một tế bào khỏe mạnh nhưng có mang gen bị đột biến. Khi ph-n tử ADN thay đổi hoặc hư hỏng có thể kéo theo quá trình đột biến gen. Các gen đột biến không còn hoạt động bình thường nữa vì thứ tự vốn có của DNA đã đảo lộn. Lúc này, các tế bào sẽ phát triển và ph-n chia không thể kiểm soát và dẫn đến ung thư. (4)
Đột biến nhiễm sắc thể xuất hiện theo thời gian khi cơ thể gặp các tác động ảnh hưởng đến bộ gen trong quá trình sinh sống hoặc do di truyền. Ngoài ra, gen còn bị hao mòn do tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như: rượu bia, khói thuốc lá hoặc tia cực tím (UV) từ ánh nắng.
Ung thư có thể hình thành ở bất kỳ tế bào nào trong cơ thể và sẽ hoạt động rất khác so với tế bào bình thường. Thay vì bị loại bỏ khi không còn hữu ích, tế bào ung thư lại tiếp tục ph-n chia và phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát. Những tế bào này cũng không thể trưởng thành như các tế bào khỏe mạnh khác mà vẫn ở mãi trạng thái chưa hoàn chỉnh. Tuy có nhiều loại ung thư khác nhau, nhưng đều khởi nguồn từ việc các tế bào đang phát triển trở nên bất thường và mất kiểm soát.
Tế bào ung thư phát triển như thế nào?
Tế bào ung thư phát triển nhờ oxy và chất dinh dưỡng từ máu, giống với những tế bào bình thường khác. Khi các tế bào ung thư tăng sinh không ngừng, khối u cũng dần hình thành. Một khối u nhỏ có thể dễ dàng phát triển nhờ các mạch máu gần đó nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, khi khối u càng lớn sẽ cần nhiều nguồn máu hơn để cung cấp đủ cho tất cả tế bào ung thư tiếp tục sản sinh. Do đó, các mạch máu mới hình thành và làm khối u tăng trưởng và to dần. Thông qua các mạch máu này, tế bào ung thư lại x-m nhập và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Tế bào ung thư di căn
Khi khối u trở nên lớn hơn, các tế bào ung thư có thể lan đến các mô xung quanh. Tế bào ung thư cũng tạo các enzyme làm các tế bào và mô khỏe mạnh khác bị phá vỡ. Tế bào ung thư xuất hiện tại các mô gần vị trí ban đầu được gọi là tế bào ung thư x-m lấn.
Tế bào ung thư cũng có thể tiến đến các bộ phận khác ở vị trí xa hơn khối u nguyên phát. Quá trình này được gọi là di căn, các tế bào ung thư di căn sẽ tách khỏi khối u và đi đến khu vực khác của cơ thể thông bằng hệ thống bạch huyết hoặc máu.
Đa phần bệnh ung thư có xu hướng phát triển sang các cơ quan nhất định, phổ biến là hạch bạch huyết, xương, não, gan và phổi hoặc bất cứ nơi nào khác.
Tế bào ung thư tái phát
Ung thư có thể tái phát sau khi điều trị. Tế bào ung thư bị bỏ sót có thể phát triển và ph-n chia để trở thành 1 khối u mới. Khối u mới có thể bắt đầu phát triển trong cùng 1 khu vực của cơ thể, nơi ung thư bắt đầu hoặc l-y qua máu hoặc hệ bạch huyết đến nơi khác của cơ thể và phát triển thành một khối u mới.
Điều này lý giải tại sao các bác sĩ đôi khi áp dụng phương pháp điều trị khác ngay sau lần điều trị đầu tiên, chẳng hạn như hóa trị sau phẫu thuật. Điều này được gọi là liệu pháp hỗ trợ. Mục tiêu của liệu pháp hỗ trợ là ngăn ngừa ung thư tái phát trong trường hợp một số tế bào ung thư bị bỏ sót trong cơ thể.
Trong một số trường hợp, tế bào ung thư trở nên kháng thuốc, không thể bị phá hủy. Vì vậy, khối u đã co lại hoặc đã biến mất có thể bắt đầu phát triển trở lại và trở nên lớn hơn. Điều này xảy ra khi các gen bên trong tế bào ung thư đột biến.
Một số đột biến gen làm cho các tế bào ung thư kháng hóa trị và các phương pháp điều trị bằng thuốc khác. Nếu cơ thể không thể đáp ứng với một phương pháp điều trị, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thử phương pháp khác.
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa T-m Anh hướng đến mục tiêu:
X-y dựng và hoàn thiện quy trình khám, điều trị.
Tối ưu hệ thống hỗ trợ thông tin cho người bệnh.
Triển khai nhiều dịch vụ khám, điều trị toàn diện, hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Học hỏi, cập nhật và ứng dụng các thông tin và kiến thức mới.
Tiếp tục đào tạo cả trong và ngoài nước để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tăng, cam kết luôn tạo được lòng tin và duy trì sự hài lòng nơi người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.T-n Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Website: https://tamanhhospital.vn
Bài viết đã khái quát khái niệm, đặc điểm và sự phát triển của tế bào ung thư. Khi các tế bào ung thư đạt đến một mức độ nhất định, các khối u sẽ theo đường máu và hạch bạch huyết di căn đến các bộ phận khác, g-y khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, mỗi người cần có lối sống khoa học, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa ung thư.