Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng l-y lan mạnh trong cộng đồng. Lao có thể được chữa khỏi thành công nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Vậy đ-u là nguyên nh-n và dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh lao?
Bệnh lao là gì?
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao g-y ra, là nguyên nh-n tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng. Mỗi năm có khoảng 10 triệu bệnh nh-n lao mới và 1,5 triệu người tử vong trên toàn cầu.
Lao được chia thành 2 nhóm bệnh là lao phổi và lao ngoài phổi. Lao có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm 80-85% và là nguồn l-y bệnh chính cho cộng đồng.
Lao là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh từ trẻ em cho đến người lớn, đặc biệt là người có hệ miễn dịch kém.
Các loại bệnh lao
Bệnh lao tiềm ẩn
Bệnh lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể đáp ứng với kháng nguyên trực khuẩn lao nhưng không có dấu hiệu l-m sàng, cận l-m sàng cho thấy bệnh đang hoạt động. Nói một cách dễ hiểu, đ-y là những người đã nhiễm trực khuẩn lao, nhưng trực khuẩn chỉ trú ngụ trong cơ thể chứ không hoạt động hay sinh trưởng do sự khống chế của hệ thống miễn dịch. Trực khuẩn lao có thể hoạt động khi sức khỏe của con người suy giảm.
Bệnh lao
Bệnh lao (hay lao hoạt động) có thể gặp ở tất cả các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, lao phổi là thể phổ biến nhất chiếm 80-85%. Khác với lao tiềm ẩn, người bệnh lúc này có những dấu hiệu của lao như ho, ho ra máu, sốt, sút c-n, khó thở,… Kết quả xét nghiệm tìm thấy trực khuẩn lao hoặc có bằng chứng mô bệnh học của bệnh lao.
1. Lao phổi
Lao phổi hay còn gọi là ho lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tước đoạt tính mạng của hơn 1,5 triệu người mỗi năm. Lao phổi l-y truyền qua đường hô hấp. Khi người lành hít phải trực khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ xuống phế nang và g-y bệnh tại phổi. Từ phổi, trực khuẩn lao đi theo đường máu, bạch huyết đến các cơ quan khác trong cơ thể và g-y bệnh.
Theo báo cáo được công bố ngày 27/10/2022, WHO ghi nhận số ca mắc lao phổi tăng 4.5% so với cùng kỳ 2021. Đ-y là lần đầu tiên cho thấy số ca lao phổi trên toàn cầu được báo cáo gia tăng trở lại sau gần 2 thập kỷ. Cụ thể, theo báo cáo, WHO cho biết trong 10,6 triệu người được chẩn đoán mắc lao phổi vào năm ngoái, có 1,6 triệu người chết. WHO cho rằng, đại dịch Covid-19 góp phần gia tăng đột biến số ca chết liên quan đến lao phổi. (1)
2. Lao da
Bên cạnh lao phổi, trực khuẩn lao có thể g-y bệnh lao da. Đ-y là một bệnh lý lao ngoài phổi tương đối phổ biến. Trực khuẩn lao đi vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau, g-y bệnh tại các cơ quan trong cơ thể sau đó mới di chuyển đến da. Hiếm có trường hợp nào trực khuẩn x-m nhập và g-y lao da trực tiếp từ bên ngoài.
Có thể nói lao da là biến thể của các thể lao khác như lao hạch, lao phổi,… Điều này đã được thể hiện qua các cuộc nghiên cứu, khi các nhà nghiên cứu phát hiện được trong số những bệnh nh-n lao da và mô dưới da thì có khoảng 3% đến 40% người bị lao hạch, 25%-30% người lao da mắc lao phổi.
3. Lao màng não
Lao màng não chỉ chiếm 5% số ca mắc lao, nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trong các bệnh lý về lao ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc lao màng não nếu may mắn sống sót, có thể gặp những di chứng nặng nề như bại não, liệt chi, động kinh, mù, c-m, điếc. Về l-u dài, bệnh nhi có thể tổn thương thần kinh, sa sút trí tuệ và rối loạn t-m thần. Đa số các trường hợp nhiễm lao màng não chỉ được phát hiện khi bệnh trở nặng. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, người bệnh khó tránh khỏi nguy cơ tử vong và di chứng nghiêm trọng.
Nguyên nh-n g-y bệnh lao
Nguyên nh-n g-y bệnh lao là do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis (trực khuẩn lao) g-y ra. Trực khuẩn lao có hình dạng thanh mảnh, hơi cong, không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao với điều kiện khô, hanh, các yếu tố lý hóa, kháng cồn và acid với nồng độ có thể diệt được các loại vi khuẩn khác. Các hóa chất dùng để diệt trực khuẩn lao phải có nồng độ cao và tiếp xúc l-u. Trong đờm, trực khuẩn lao có thể tồn tại trong nhiều tuần, nếu đờm khô trực khuẩn lao có thể tồn tại được 2 tháng.
Đối tượng dễ mắc bệnh lao
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lao, nhưng ở một số đối tượng có các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người có hệ miễn dịch suy giảm do nhiều yếu tố, bao gồm: HIV/AIDS, bệnh đái tháo đường, bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh nh-n ung thư đang điều trị bệnh, người đang sử dụng các loại thuốc chống thải ghép các cơ quan cấy ghép, người dùng một vài loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và bệnh vảy nến, người bệnh suy dinh dưỡng, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Ngoài ra, những người có tiếp xúc với người mắc bệnh lao cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm. Người sinh ra tại đất nước lưu hành lao hoặc thường xuyên di chuyển đến những nơi đó, bao gồm: Mexico, Philippines, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Haiti, Guatemala và các quốc gia khác có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. Nh-n viên chăm sóc sức khỏe, những người làm việc hoặc sống ở nơi có nguy cơ l-y truyền cao, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, trại giam, nơi tạm trú cho người vô gia cư.
Bệnh lao l-y truyền như thế nào?
Lao l-y truyền qua đường không khí từ người này sang người khác. Mầm bệnh lao l-y lan trong không khí khi một người mắc bệnh lao truyền nhiễm ở phổi hoặc cổ họng ho, nói chuyện hoặc hành động ho, hắt hơi, khạc. Người ở gần có thể hít phải những mầm bệnh lao này và bị nhiễm.
Khi một người hít phải mầm bệnh lao, mầm bệnh có thể bám vào phổi và bắt đầu sinh trưởng. Từ đó, mầm bệnh di chuyển qua máu tới các bộ phận khác của cơ thể như thận, cột sống hay não.
Triệu chứng của bệnh lao
Thông thường, bệnh lao có biểu hiện sốt, sụt c-n, đổ mồ hôi đêm hoặc ho dai dẳng. Các triệu chứng của bệnh lao bao gồm:
- Sốt,
- Đổ mồ hôi đêm,
- Ớn lạnh,
- Biếng ăn,
- Ho kéo dài ba tuần hoặc l-u hơn,
- Ho ra máu,
- Đau ngực, hoặc đau khi hít thở hay ho,
- Sụt c-n không chủ ý,
- Mệt mỏi.
Ngoài ra, lao có thể g-y bệnh tại nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Khi người bệnh mắc lao ngoài phổi, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau. Ví dụ, lao cột sống sẽ có triệu chứng đau lưng, lao ở thận bệnh nh-n có thể tiểu ra máu.
Chẩn đoán và điều trị bệnh lao
Có 2 loại xét nghiệm để phát hiện tình trạng nhiễm trùng lao, gồm: Xét nghiệm lao qua máu, xét nghiệm lao qua da. Bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp với từng bệnh nh-n. Một số yếu tố cần xem xét khi lựa chọn loại xét nghiệm gồm lý do xét nghiệm, tính sẵn có của xét nghiệm và chi phí. Không nhất thiết xét nghiệm lao qua da và xét nghiệm lao qua máu cùng 1 người.
Xét nghiệm lao qua máu
Có 2 loại xét nghiệm lao qua máu được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và có sẵn ở Hoa Kỳ, đó là:
- QuantiFERON®-TB Gold Plus (QFT-Plus)
- T-SPOT®.TB test (T-Spot) (2)
Nếu kết quả xét nghiệm lao qua máu dương tính, nghĩa là bạn đã mang mầm bệnh lao. Cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác để xem bạn có bị nhiễm trùng lao tiềm ẩn hay bệnh lao hay không. Nếu kết quả -m tính, máu của bạn không phản ứng với xét nghiệm. Bạn có khả năng không bị nhiễm trùng lao.
Xét nghiệm lao qua da
Xét nghiệm lao qua da là phương pháp để xác định xem bạn có mầm bệnh lao hay không. Xét nghiệm được tiến hành khi nh-n viên y tế tiêm một lượng nhỏ chất lỏng xét nghiệm được gọi là lao tố hay PPD vào vùng da dưới cánh tay. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 2 đến 3 ngày. Người được xét nghiệm có thể bị sưng ở vị trí tiêm lao tố. Nh-n viên y tế sẽ xem xét độ sưng và cho biết phản ứng của người được xét nghiệm là dương tính hay -m tính.
Bệnh lao được điều trị như thế nào? Lao có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Người bệnh sẽ dùng nhiều loại thuốc điều trị lao khác nhau để tiêu diệt mầm bệnh lao. Dùng nhiều loại thuốc điều trị lao sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc tiêu diệt mầm bệnh lao và ngăn lao kháng thuốc.
Các loại thuốc phổ biến điều trị bệnh lao
- Isoniazid (INH)
- Rifampin (RIF)
- Ethambutol (EMB)
- Pyrazinamide (PZA)
Sau khi dùng thuốc vài tuần, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn và có thể không còn l-y truyền bệnh cho người khác. Bác sĩ điều trị sẽ thông báo cho người bệnh khi nào có thể quay trở lại công việc, trường học hay tiếp xúc với những người khác.
Phải làm gì sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao?
Lao là một bệnh truyền nhiễm có khả năng l-y lan mạnh mẽ trong cộng đồng. Những người mắc bệnh lao có khả năng truyền nhiễm bệnh cho những người họ tiếp xúc mỗi ngày như người th-n trong gia đình, đồng nghiệp. Nếu đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh lao, nên sớm đến bệnh viện kiểm tra.
Phòng ngừa bệnh lao
Để phòng ngừa bệnh lao, người d-n cần tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Nếu công việc của bạn cần tiếp xúc với người bệnh lao hãy đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ. Tránh đi đến những nơi đông đúc, kém vệ sinh.
Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên ít nhất 45 phút mỗi ngày để cải thiện khả năng tuần hoàn máu và hệ miễn dịch. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên với xà phòng.
Quan trọng nhất là tiêm vắc xin phòng lao BCG (Việt Nam) ngay từ khi trẻ chào đời. Vắc xin BCG có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa chủng lao nguy hiểm trong đó có lao màng não. Vắc xin được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 1 tháng đầu đời. Vắc xin lao chỉ cần tiêm 1 mũi có khả năng bảo vệ trọn đời, không cần tiêm nhắc.
Tiêm phòng lao muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ. Người lớn không mắc bệnh lao, chưa được chủng ngừa và thường xuyên phải tiếp xúc với yếu tố phơi nhiễm cần tiêm vắc xin phòng bệnh.
Bệnh lao là một bệnh nguy hiểm, có khả năng l-y truyền mạnh. Tiêm vắc xin phòng lao là biện pháp phòng bệnh chủ động được đánh giá an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Liên hệ Hệ thống trung t-m tiêm chủng VNVC qua hotline 028 7102 6595 để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ.