Bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Triệu chứng lúc đầu có thể đau ngực nhẹ đến trung bình khiến người bệnh chủ quan. Khi tình trạng mạch vành hẹp nặng hoặc tắc nghẽn hoàn toàn thì triệu chứng đau ngực đã rất nặng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh mạch vành có chữa khỏi được không?
Cần biết gì về bệnh mạch vành?
Bệnh mạch vành xảy ra chủ yếu do mảng xơ vữa tích tụ bên trong và làm hẹp động mạch vành. Trong nhiều trường hợp, mảng xơ vữa có thể vỡ ra và hình thành cục máu đông. Những điều này làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu đến tim, g-y triệu chứng đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, đó có thể là các biểu hiện của nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim). (1)
Khi có triệu chứng, như trên, người bệnh cần đến khám bác sĩ tim mạch, cần được đánh giá nguy cơ bệnh lý mạch vành và can thiệp khi có chỉ định nhằm có thể đảo ngược bệnh, dự phòng các biến chứng. Dù bệnh mới bắt đầu hay đang ở giai đoạn tiến triển, những thay đổi quan trọng trong lối sống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và triển vọng l-u dài.
Phương pháp điều trị bệnh động mạch vành
ThS.BS Dương Công Lĩnh, khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa T-m Anh Hà Nội, cho biết, có 3 phương pháp điều trị bệnh mạch vành: (2)
1. Điều trị nội khoa
Áp dụng cho những trường hợp mạch vành xơ vữa nhẹ đến vừa, người bệnh cần thay đổi lối sống, kiểm soát tốt huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tập luyện thể dục thể thao đều đặn… Các loại thuốc kiểm soát huyết áp, điều trị rối loạn mỡ máu và thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu là cần thiết để hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Các loại thuốc người bệnh xơ vữa mạch vành có thể được kê đơn sử dụng như:
- Thuốc hạ cholesterol: Giúp giảm cholesterol xấu và sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Những loại thuốc này bao gồm statin, fibrate và chất cô lập axit mật.
- Thuốc Aspirin: Giúp làm loãng máu và ngăn ngừa cục máu đông. Liệu pháp aspirin liều thấp hàng ngày được khuyến nghị để phòng ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ ban đầu ở một số người.
- Thuốc chẹn beta: Giúp làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Nếu từng bị đau tim, thuốc chẹn beta có thể làm giảm nguy cơ bị các cơn đau tim trong tương lai.
- Thuốc chẹn canxi: Loại thuốc được khuyên dùng nếu không thể dùng thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn beta không có tác dụng. Thuốc chẹn kênh canxi giúp cải thiện triệu chứng đau ngực.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): Những loại thuốc này làm giảm huyết áp; giúp giữ cho bệnh động mạch vành không tiến triển nặng hơn.
- Thuốc Nitroglyxerin: Giúp mở rộng các động mạch tim; kiểm soát hoặc giảm đau ngực. Nitroglycerin có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt hoặc miếng dán.
- Thuốc Ranolazin: Áp dụng cho những người bị đau ngực (đau thắt ngực); có thể được kê đơn cùng hoặc thay thế thuốc chẹn beta.
2. Điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch – đặt stent
Đ-y là biện pháp can thiệp ít x-m lấn đi theo đường động mạch quay hoặc động mạch đùi, đưa stent (giá đỡ động mạch) vào vị trí hẹp để mở rộng lòng mạch vành bị hẹp. Thủ thuật này được áp dụng trong trường hợp mạch vành hẹp nặng khu trú hoặc hẹp lan tỏa mà bệnh nh-n có nhiều bệnh lý nền không đủ điều kiện phẫu thuật. (3)
Đặt stent đang là xu hướng điều trị bệnh mạch vành hẹp nặng trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay, với ưu điểm can thiệp x-m lấn tối thiểu, ít chảy máu, nhanh hồi phục. Người bệnh sau đặt stent có thể sinh hoạt đi lại bình thường mà không yêu cầu nghỉ ngơi nhiều như mổ mở.
3. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Đ-y là phương pháp mổ mở, dùng đoạn mạch nh-n tạo hoặc chính trên cơ thể người bệnh, nối từ phần động mạch bình thường đến phần động mạch vành bị tắc hẹp. Kỹ thuật này được áp dụng cho trường hợp mạch vành hẹp nặng lan tỏa nhiều nhánh.
Các mạch máu hoặc mảnh ghép được sử dụng cho thủ thuật mổ bắc cầu có thể là các mảnh tĩnh mạch từ ch-n hoặc động mạch ở ngực hoặc một động mạch từ cổ tay. Bác sĩ gắn một đầu của mảnh ghép phía trên chỗ tắc và đầu kia bên dưới chỗ tắc.
Máu sẽ di chuyển qua mảnh ghép mới để đến cơ tim. Ưu điểm của phương pháp này là giải quyết được tình trạng mạch vành hẹp nhiều nhánh lan tỏa trong một lần phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật bắc cầu thường khó thực hiện cho những người có nhiều bệnh lý nền, thể trạng yếu, không chịu được cuộc phẫu thuật.
4. Thay đổi lối sống
Các biện pháp thay đổi lối sống giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như:
- Kiểm soát c-n nặng: Đặc biệt những trường hợp béo phì việc giảm c-n là cần thiết để giảm các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể.
- Hoạt động thể chất thường xuyên: Giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành như cholesterol trong máu cao, tăng huyết áp hoặc thừa c-n, béo phì. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về mức độ hoạt động thể chất phù hợp.
- Ăn uống lành mạnh cho tim: Ưu tiên trái c-y, rau và ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế chất béo bão hòa, natri (muối), đường, rượu bia.
- Giảm căng thẳng: Học cách kiểm soát căng thẳng, thư giãn và tăng cường các hoạt động cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Ngưng hút thuốc lá: Bằng chứng khoa học cho thấy, nicotin và hương liệu có trong các sản phẩm thuốc lá điện tử cũng có thể g-y hại cho tim và phổi. Do đó, ngưng sử dụng thuốc lá để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
Điều trị bệnh mạch vành trong bao l-u?
ThS.BS Dương Công Lĩnh cho biết, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh lý xơ vữa động mạch vành cần được điều trị và kiểm soát yếu tố nguy cơ gần như suốt đời. Những tiến bộ gần đ-y trong y học can thiệp và phẫu thuật, cùng với việc thay đổi lối sống ở người bệnh, đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành. (4)
Một khi gặp biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim (hay đột quỵ tim), tuổi thọ của người bệnh sẽ giảm đi. Do đó, việc dùng thuốc theo chỉ định, thăm khám định kỳ bỏ thuốc lá, thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng giúp người bệnh mạch vành có một cuộc sống trọn vẹn và l-u dài.
Bệnh mạch vành có chữa khỏi được không?
Bệnh mạch vành không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim). Để quản lý hiệu quả bệnh mạch vành, người bệnh nên:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Tái khám theo lịch hẹn
- Thay đổi lối sống (tránh thức khuya, ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia…)
- Chế độ ăn uống khoa học (Ăn ít chất béo, thịt mỡ, chất bột đường, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, hạn chế muối…; ưu tiên cá, thịt gia cầm, trái c-y, rau, củ, quả, hạt, thực phẩm tươi sống…)
- Duy trì c-n nặng hợp lý (chỉ số BMI lý tưởng từ 18-22)
- Tăng cường vận động, tập thể dục (tối thiểu 30-45 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần; người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về mức độ hoạt động thể chất phù hợp)
- Kiểm soát các bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn…)
- Kiểm soát stress, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.T-n Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Website: https://tamanhhospital.vn
Bệnh mạch vành có chữa được không? Bệnh động mạch vành là bệnh tim phổ biến, có thể chữa được. Tuy nhiên, người bệnh cần tầm soát, phát hiện sớm, tu-n thủ điều trị để kiểm soát bệnh hiệu quả; đồng thời thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tiến triển, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.