Chế độ dinh dưỡng cho người hóa trị ung thư cần đảm bảo đủ chất, ưu tiên các loại vitamin, khoáng chất, đạm… và đủ năng lượng cần thiết. Vậy, bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm thiểu tác dụng phụ?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nh-n hóa trị ung thư
Người bệnh hóa trị ung thư là đối tượng cần được chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt, để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Điều này bao gồm cả việc lựa chọn thực phẩm phù hợp nhằm cung cấp đủ dưỡng chất và hỗ trợ giảm thiểu các tác dụng phụ khi trị liệu. Theo đó, người bệnh cần tư vấn bác sĩ, x-y dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo c-n bằng giữa các nhóm chất sau:
1. Protein
Cơ thể cần Protein để sửa sữa và duy trì mô cơ, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Vậy, bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì hay người đang hóa trị nên ăn gì để cung cấp đủ Protein cho quá trình điều trị? Để tổng hợp Protein hiệu quả, người bệnh nên bổ sung đạm từ cả động vật và thực vật như cá, thịt nạc, trứng, quả hạnh, đậu lăng…
2. Carbohydrate
Đ-y là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cung cấp Glucose cho não bộ và cơ bắp. Nguồn carbohydrate tốt mà người bệnh nên tiêu thụ là trái c-y, khoai t-y, cà rốt, đậu, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt…
3. Chất béo
Chất béo không bão hòa giúp người bệnh dự trữ năng lượng, cách nhiệt các mô, vận chuyển một số vitamin qua máu. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa cũng giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Người bệnh nên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo tốt như sữa chua, bơ, hạt hướng dương, hạt bí, dầu ô liu, dầu hạt lanh…
4. Chất xơ
Khi hóa trị, người bệnh thường bị táo bón, khó tiêu do tác dụng phụ của các loại thuốc cùng với chế độ sinh hoạt thiếu vận động. Lúc này nạp một lượng chất xơ phù hợp giúp người bệnh cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ duy trì sự ổn định của đường huyết. Các thực phẩm giàu chất xơ như đậu lăng, đậu t-y, yến mạch, lúa mạch, hạt lanh, quả mọng, các loại hạt và hạt giống… là lựa chọn phù hợp cho những người đang lo lắng về vấn đề người hóa trị nên ăn gì.
5. Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa
Người hoá trị nên ăn gì hay bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì? Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thông qua thực phẩm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và giảm các tác dụng phụ của liệu pháp. Người bệnh có thể thêm rau cải xoăn, cải bắp, quả d-u, quả m-m xôi, hạt hướng dương, hạt hạnh nh-n, cá hồi, cà chua… vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
6. Uống nhiều nước
Duy trì đủ nước cho cơ thể trong khoảng thời gian hóa trị giúp giảm các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng, khó nuốt, táo bón… Người bệnh nên giữ thói quen uống đủ 6-8 ly nước mỗi ngày.
Bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì?
Tùy vào loại ung thư, giai đoạn điều trị và các tác dụng phụ gặp phải mà thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh sẽ có sự khác biệt nhất định. Một số thông tin tham khảo bao gồm:
1. Trước khi hóa trị nên ăn gì?
Trước khi hóa trị, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và cố gắng duy trì c-n nặng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng phù hợp trước khi hóa trị giúp người bệnh giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm tác dụng phụ và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Một số món ăn tốt cho người bệnh trong giai đoạn này bao gồm:
Sữa chua nguyên chất và trái c-y
Trái c-y tươi và phô mai
Trứng luộc và bánh mì nướng
Bánh mì nướng và bơ đậu phộng
Ngũ cốc và sữa
Cơm gà và bánh mặn
2. Trong khi hóa trị nên ăn gì?
Người đang hóa trị nên ăn gì? Khi bắt đầu hóa trị, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn và tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa. Đồng thời tăng cường bổ sung calo và đạm (protein) từ trái c-y, rau củ nhiều màu sắc, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt…
Người bệnh cũng nên uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước do các tác dụng phụ của hóa trị. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước từ canh, súp, sữa, nước ép rau củ và trái c-y.
3. Sau khi hóa trị nên ăn gì?
Sau hóa trị, người bệnh cần lượng lớn dưỡng chất thiết yếu để giúp duy trì c-n nặng, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Do vậy, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại rau, trái c-y nhiều màu sắc; thực phẩm giàu chất xơ; thức ăn có hàm lượng Protein cao; thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa.
Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ carbohydrate và đường tinh chế; nói không với bia rượu và chất kích thích. Đặc biệt người bệnh cũng nên bổ sung lượng nước phù hợp ở giai đoạn này để làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn.
10 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh hóa trị ung thư
Bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và góp phần tích cực vào kết quả điều trị ung thư. Dưới đ-y là những thực phẩm tốt mà người bệnh ung thư có thể tham khảo.
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì c-n nặng, cung cấp năng lượng và cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi tổn thương g-y ra bởi các gốc tự do. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, hạt kê… (1)
2. Quả bơ
Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và axit béo không bão hòa giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời nó cũng giúp giảm các tác dụng phụ như khô miệng, lở miệng, táo bón…
3. Trứng
Bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì? Người đang hóa trị nên ăn gì? Trứng là nguồn dinh dưỡng giàu Protein, chất béo vitamin và các khoáng chất quan trọng. Tiêu thụ lượng trứng phù hợp giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi sau các đợt trị liệu. (2)
4. Các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa là một phần quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của người hóa trị. Chúng cung cấp Protein, canxi và các dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục sau liệu pháp.
5. Măng t-y
Măng t-y là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại tác động của các gốc tự do. Ngoài ra, măng t-y còn có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị.
6. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như d-u, việt quất, lựu… chứa nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất chống vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển hoặc lan rộng của tế bào ung thư.
7. Rau lá xanh
Nếu người bệnh đang băn khoăn bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì thì rau lá xanh là một trong những lựa chọn hàng đầu. Nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất và chất xơ dồi dào; giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, cung cấp năng lượng và hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau các đợt trị liệu. Một số loại rau tốt cho người bệnh là cải bó xôi và rau diếp cá.
8. Các loại cá béo
Cá béo, đặc biệt là các loại cá chứa nhiều axit béo omega 3 có khả năng giảm viêm, cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương. Một số loại cá phù hợp cho người hóa trị ung thư là cá hồi, cá trích, cá ngừ…
9. Các loại đậu, hạt
Các loại đậu và hạt là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào bao gồm Protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các chất này giúp hỗ trợ tái tạo mô cơ, duy trì c-n nặng, ổn định lượng đường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và bảo vệ tế bào. Các loại đậu, hạt tốt cho người bệnh bao gồm đậu đen, đậu xanh, hạt hướng dương, hạt chia, hạt lanh…
10. Các loại rau củ quả nhiều màu sắc
Các loại rau củ nhiều màu sắc như ớt chuông, cà chua, cà rốt, bí đỏ, nho, cherry… chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và vitamin A. Chúng giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Xem thêm:
Thực đơn cho người hóa trị ung thư: Cách x-y dựng và menu gợi ý
Ăn gì để hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị?
Bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì để có sức khỏe tốt, giảm tác dụng phụ của thuốc? Người bệnh có thể c-n nhắc, tham khảo những nhóm thực phẩm phù hợp tùy thuộc vào các tác dụng phụ có thể gặp dưới đ-y:
1. Mất cảm giác thèm ăn (chán ăn)
Sau hóa trị, một số người có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Để kiểm soát tình trạng này người bệnh có thể ăn thức ăn nghiền, lỏng; chia nhỏ bữa ăn; luôn mang theo đồ ăn yêu thích bên mình; thường xuyên bổ sung nước từ nước lọc, nước trái c-y, nước ép rau củ hoặc các loại súp. Một số thực phẩm phù hợp cho người bị chán ăn là bơ, các loại hạt, pudding, ngũ cốc nấu chín, trái c-y, bánh quy giòn…
2. Buồn nôn
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, điều này g-y khó khăn cho việc tiếp nạp dưỡng chất. Người bệnh có thể kiểm soát cơn buồn nôn bằng cách cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên uống nước, để đồ ăn ở nhiệt độ phòng, không ép bản th-n ăn các loại thực phẩm không thích; có thể ăn bánh quy, bánh mì nướng trước khi đi ngủ.
3. Đau miệng (Viêm loét miệng)
Hóa trị có thể g-y loét miệng và nướu mềm, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Người bệnh có thể giảm cảm giác đau miệng bằng cách: chọn thực phẩm mềm, lỏng như sữa, trứng luộc, nước sốt; ăn bằng thìa nhỏ hơn; để thức ăn ở nhiệt độ phòng; tránh các thực phẩm có thể g-y tổn thương miệng như cam quýt, ớt, đồ mặn, đồ ăn giòn, bia rượu…
4. Khó nuốt
Quá trình hóa trị có thể g-y viêm niêm mạc cổ họng, điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Vậy bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì hay người hóa trị nên ăn gì để hạn chế tác dụng phụ này, người bệnh nên chọn các loại thực phẩm mềm, cắt nhỏ hoặc nghiền nát thức ăn, uống đồ lỏng bằng ống hút, tránh các thực phẩm chua, cay, nóng, giòn.
5. Sụt c-n
Một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị ung thư là sụt c-n. Người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng này bằng cách ăn theo kế hoạch, bổ sung thực phẩm giàu calo và protein, thêm các món ăn như sữa, sinh tố, nước trái c-y, bột yến mạch… vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
6. Táo bón
Uống thuốc giảm đau, thay đổi thói quen sinh hoạt, ít vận động… đều là những nguyên nh-n g-y nên tình trạng táo bón. Để khắc phục tác dụng phụ này, người bệnh nên uống đủ lượng nước cần thiết, tăng cường hoạt động thể chất, hạn chế những thực phẩm g-y đầy bụng, khó tiêu.
7. Mất vị giác
Mất vị giác là một trong những tác dụng phụ khó chịu mà người bệnh hóa trị phải đối mặt. Lúc này người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có hương vị đậm đà như gừng, tỏi và hành t-y để kích thích vị giác. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chia nhỏ bữa ăn, mang theo các đồ ăn nhẹ bên mình để giúp tăng cảm giác thèm ăn.
8. Khô miệng
Khô miệng khiến người bệnh khó chịu khi nói chuyện, khó nhai, khó nuốt, điều này dễ g-y ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần thay đổi một số thói quen ăn uống như làm ẩm món ăn bằng nước sốt; uống nhiều nước; bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng tiết nước bọt như như cải xanh, cải bó xôi, dưa hấu, dưa lưới, ô liu, anh đào, kẹo cao su không đường…
9. Tiêu chảy
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các tác dụng phụ của hóa trị, bao gồm tiêu chảy. Một số thực phẩm có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng này là nước cam, cà chua, chuối, bánh mì nướng, nước mơ, thịt gà bỏ da… Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm nước để tránh tình trạng mất nước khi tiêu chảy.
10. Tăng c-n do dùng corticoid
Corticoid là một loại thuốc có thể được dùng trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Thuốc có thể g-y nên một số tác dụng phụ như tăng c-n không kiểm soát, điều này g-y ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Để giảm tác dụng phụ này, người bệnh nên giảm lượng muối trong thức ăn và chú trọng vào các nhóm thực phẩm như protein thực vật, rau xanh, đậu, sữa chua không đường, các loại hạt và trái c-y tươi.
11. Giảm số lượng bạch cầu
Giảm số lượng bạch cầu là một phản ứng phụ thường gặp khi hóa trị. Điều này dẫn đến suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt như rau xanh, hoa quả, các loại hạt, các loại cá chứa omega 3, sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu Protein.
Người hóa trị ung thư nên kiêng ăn gì?
Tùy vào từng loại ung thư, giai đoạn điều trị, các tác dụng phụ cùng những yếu tố đặc biệt khác mà người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm nhất định để bảo vệ sức khỏe và n-ng cao hiệu quả điều trị.
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì, đồ ăn đã qua chế biến có tốt không? Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, đường, muối, chất béo bão hòa và cholesterol; hơn nữa chúng thường chứa ít dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Điều này dẫn đến tăng c-n, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ tái phát ung thư. Do đó người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, thịt hộp, bánh kẹo, xúc xích…
2. Thực phẩm cay nóng
Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể g-y kích ứng cho hệ tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, loét miệng, viêm loét dạ dày, tiêu chảy… Vì vậy người bệnh nên tránh đồ ăn cay nóng như lẩu cay, gà nướng muối ớt, bánh tráng cay, mực sốt mù tạt…
3. Đồ ăn, thức uống nhiều axit
Để tránh suy giảm hệ miễn dịch và các vấn đề về tiêu hóa, người bệnh nên tránh một số loại đồ ăn, thức uống nhiều axit béo không no như thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, cà phê…
4. Đồ ăn cứng, giòn
Trong quá trình điều trị ung thư, hệ thống miễn dịch của người bệnh thường rất yếu. Do đó tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm cứng, giòn có khả năng g-y tổn thương cho các cơ quan trên cơ thể, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc virus g-y bệnh. Một số thực phẩm cứng, giòn người bệnh nên tránh là bánh quy, snack hạt, khoai t-y chiên…
5. Thực phẩm giàu caffeine
Tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể g-y nên tình trạng lo -u và ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra nó cũng có thể làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ của hóa trị như đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, khô miệng. Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu caffeine như cà phê, trà, hạt cacao, quả guarana…
6. Bệnh nh-n hóa trị không nên uống rượu, bia
Rượu bia và đồ uống chứa cồn có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ của hóa trị. Ngoài ra lạm dụng rượu bia có thể g-y tăng c-n, huyết áp không ổn định, nguy cơ mắc các bệnh lý về gan và tim mạch.
7. Thực phẩm hoặc đồ uống sinh khí gas
Đồ ăn, thức uống sinh khí gas có thể g-y cảm giác khó chịu cho người đang hóa trị ung thư. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm có khả năng sinh khí gas như rau cải, bông cải xanh, đậu, nước ngọt có gas, cà phê, rượu…
8. Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Khi chế biến đồ ăn ở nhiệt độ cao, chất béo trong dầu có thể bị biến đổi thành các hợp chất có hại như axit béo trans và chất oxy hóa. Những hợp chất này có khả năng g-y tăng c-n, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và g-y ra các bệnh lý về tim mạch. Một số thực phẩm chiên rán người bệnh nên hạn chế là khoai t-y chiên, xúc xích chiên, gà rán…
Chăm sóc bệnh nh-n hóa trị ung thư cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì, kiêng gì thì người bệnh cũng nên quan t-m đến các lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người hóa trị.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, người bệnh có thể ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính.
Chế biến thức ăn thành dạng lỏng mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, thức ăn nghiền…
Uống đủ nước, người bệnh có thể bổ sung điện giải theo yêu cầu của bác sĩ.
Người bệnh chỉ nên nằm sau 2 tiếng kể từ lúc ăn, tránh tình trạng trào ngược, nôn.
Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ thích hợp, không ăn thức ăn hết hạn sử dụng, có mùi và vị lạ.
Rửa sạch các loại trái c-y và rau sống trước khi ăn.
Rửa sạch tay, dụng cụ làm bếp trước khi chế biến thức ăn.
Nấu chín kỹ các loại thịt, cá, trứng…
Rã đông thực phẩm ở ngăn mát tủ lạnh hoặc lò vi sóng.
Tùy vào sức khỏe người bệnh ung thư mà các lưu ý trong chăm sóc dinh dưỡng có thể khác nhau. Người bệnh hóa trị ung thư nên tham khảo, tiếp nhận tư vấn của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.T-n Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Website: https://tamanhhospital.vn
Tóm lại, bệnh nh-n hóa trị nên ăn gì hay người đang hóa trị nên ăn gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe, loại ung thư, phản ứng của cơ thể với liệu pháp và cả khẩu vị của người bệnh. Điều này thường đòi hỏi sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.