Có người khi bị bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính, bệnh nan y thì họ chán chường và suy nhược rất nhanh, ngược lại có người lại mạnh mẽ đối mặt với bệnh tật. Các trạng thái t-m lý của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sự huy động sinh lực của bản th-n để chống lại bệnh tật.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất enkephalin do não tiết ra có tác dụng rất lớn trong giảm đau, giảm lo -u, chống lại quá trình lão hóa của con người, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Chất này được đặt tên là endorphin (morphin nội sinh). Endorphin được tiết nhiều khi con người sảng khoái, vui tươi, không lo -u, phiền muộn. Điều đó cho thấy khi con người trong trạng thái t-m lý vui vẻ thì endorphin được tiết ra nhiều từ đó giúp cơ thể hạn chế hay vượt qua các đau đớn do bệnh lý g-y ra, cũng như làm cho con người "trẻ mãi không già".
Về mặt bệnh sinh, khi con người bị bệnh ngoài sự thay đổi sinh lý còn có sự biến đổi về t-m lý cụ thể như có sự thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ (tính tình thay đổi, hay cáu gắt, buồn rầu, suy nghĩ vẫn vơ, trầm cảm…), những biểu hiện này làm cho bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn.
Sự biến đổi t-m lý của người bệnh còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như mắc những loại bệnh gì. Những người bị bệnh cấp tính thì sự biến đổi trạng thái t-m lý cũng khác ở những người mắc các bệnh mạn tính.
Khi mắc các bệnh mạn tính, người bệnh thường có những biến đổi t-m lý khác phức tạp, sự biến đổi này lại kéo dài (do bệnh mạn tính) càng làm cho người bệnh bị tác động nhiều hơn, l-u hơn và từ đó dễ rơi vào trạng thái t-m lý tiêu cực dẫn đến hành vi tiêu cực bất lợi cho sức khỏe. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến khía cạnh t-m lý tiêu cực của người bị bệnh mạn tính và đưa ra các khuyến cáo giúp người bệnh vượt qua.
Khi bị các bệnh nói chung, bệnh mạn tính nói riêng, người bệnh thường rơi vào trạng thái hoang mang cực độ, với những lo lắng bệnh của mình có nặng lắm không, có chữa được không, có tốn nhiều tiền không.
Nếu không chữa được thì gia đình mình, còn cái mình sẽ ra sao, những lo lắng đó làm cho họ thay đổi tính tình, thể hiện cảm xúc bị rối loạn, dễ mủi lòng hơn, hay cáu gắt hơn, thiếu nhiệt huyết, giảm lòng tin vào các liệu pháp trị liệu, l-u dài người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Sự rối loạn t-m lý của người bệnh tùy thuộc vào thời gian chịu tác động của áp lực t-m lý và sức chịu đựng t-m lý của cơ thể. Thời gian chịu áp lực t-m lý càng dài thì mức độ áp lực càng tăng (trong y học gọi là thời gian ngấm sang chấn).
Bệnh càng mạn tính thời gian ngấm sang chấn càng l-u, áp lực t-m lý của người bệnh càng nặng nề từ đó họ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực như mặc kệ cho bệnh lý hoành hành, không cộng tác với thầy thuốc, không thực hiện các chế độ trị liệu và có người bị trầm cảm thậm chí tự tử…
Vậy làm gì để vượt qua trạng thái t-m lý đó? Trước hết, người bệnh nên nhớ rằng tác động của áp lực (gánh nặng của t-m lý hay còn gọi là stress) bằng thương số giữa áp lực với sức chịu đựng của nội t-m. Hay nói một cách dễ hiểu hơn stress bằng áp lực chia cho sức chịu đựng của nội t-m, vì vậy để giảm stress có hai cách đó là giảm được áp lực của t-m lý hoặc n-ng cao sức chịu đựng của nội t-m ở bệnh nh-n.
Để giảm được áp lực về t-m lý, nhất là ở bệnh nh-n bị bệnh mạn tính, họ cần có suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tích cực là những ý nghĩ, suy nghĩ không những có lợi cho bản th-n mình mà còn có lợi cho những người xung quanh.
Bởi vì, bất cứ một vấn đề gì xảy ra cũng đều có cách giải quyết tốt của nó, nếu bạn luôn nghĩ nó theo chiều hướng tiêu cực thì nó càng trở nên tiêu cực hơn, nhưng nếu bạn nghĩ nó theo chiều hướng tích cực thì những lo -u, phiền muộn của bạn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Chẳng hạn khi bạn được bác sĩ chẩn đoán "bị mắc bệnh tiểu đường" thay vì suy nghĩ bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm, g-y nhiều biến chứng (ý nghĩ tiêu cực), thì bạn hãy cho rằng bệnh này cũng không có gì nguy hiểm, hiện nay đã có nhiều thuốc điều trị, chỉ cần tu-n thủ chế ăn uống, tập luyện, thuốc men đúng chỉ định của bác sĩ thì bạn sẽ thấy bình thường và cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn.
Hơn nữa, với những suy nghĩ tích cực cơ thể của bạn sẽ tăng cường tiết ra endophin, nhờ có endophin bạn sẽ giảm được lo -u phiền muộn, quan trọng hơn là nhờ đó cơ thể của bạn sẽ huy động được nội lực (kích hoạt hệ thống miễn dịch) chống lại bệnh tật.
Người ta thường nói "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", là vì khi cười cơ thể sẽ tăng tiết endorphin. Hy vọng rằng qua bài viết này những bệnh nh-n nói chung, bệnh nh-n bị bệnh mạn tính nói riêng có thêm một cách để làm giảm áp lực t-m lý bằng cách suy nghĩ tích cực.