Cảm thấy bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng mà nhiều thai phụ sẽ gặp phải. Nhưng đa số các mẹ bầu thường không hiểu lý do gì mình bị như vậy dẫn đến t-m lý lo lắng bất an không thể nào tránh được. Hãy cùng Nhà thuốc Long Ch-u đi giải đáp các thắc mắc trên nhé.
Đau tức bụng dưới mang thai 3 tháng đầu là gì?
Căng tức bụng dưới khi mang mai 3 tháng đầu là cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới rốn. Mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau nặng bụng, l-m r-m khó chịu như bụng đang đến tháng. Đ-y là những biểu hiện sẽ thường thấy ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng.
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng 3 đầu có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Mặc dù đ-y là một biểu hiện thường gặp và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé, nhưng nếu kèm theo một số triệu chứng khác thì thực sự là một vấn đề cần quan t-m. Do đó các mẹ không nên chủ quan khi cảm thấy đau tức bụng dưới.
Nguyên nh-n khiến mẹ bầu căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong quá trình hình thành và phát triển của thai, thai nhi bắt đầu dần lớn lên. Cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi khiến các mẹ bầu khó chịu, trong đó cảm giác căng tức bụng dưới.
Một số nguyên nh-n g-y ra tình trạng căng tức bụng dưới khi mang thai 3 tháng:
- Hình thành phôi thai: Trứng trong quá trình thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ giống như loại chim lót tổ ấp trứng. Ch-n giả của trứng sẽ bám vào niêm mạc tạo nên các cơn đau l-m r-m khó chịu ở vùng bụng dưới. Căng đau tức bụng sẽ giảm đi khi phôi thai bám được vào tử cung ổn định tổ ấp.
- Kích thước thai lớn dần: Khi phôi thai lớn lên thì kích thước sẽ tăng dần lên. Lúc đó, phôi thai sẽ bị chèn vào d-y chằng ở tử cung, g-y ra cảm giác đau tức, khó chịu, đặc biệt là khi mẹ bầu ngồi xổm hoặc ho khan...
- Táo bón thai kỳ: Khi phôi thai lớn thì sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu không được nhẹ nhàng do bị cản trở. Cùng với đó, nội tiết tố của mẹ bầu cũng bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa g-y ra táo bón khi mang thai cho mẹ. Tình trạng táo bón khiến mẹ bầu bị đau r-m ran vùng bụng dưới.
Triệu chứng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu (Vùng bụng trên)
Nhiều mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì cảm thấy căng tức ở vùng bụng trên và thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tình trạng đau bụng ngày càng tăng lên với tần suất dày hơn, đau từng cơn hoặc đau quặn, có thể kèm theo ra máu -m đạo.
- Đi ngoài và có cảm giác buồn nôn, ngoài ra có dịch nhầy xuất hiện tương tự như bã cà phê.
- Thỉnh thoảng cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy đầu óc choáng váng và có thể bị ngất xỉu.
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu (Vùng bụng dưới)
Đối với căng tức vùng bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Bụng có cảm giác đau r-m ran, căng tức và thấy bị nặng vùng bụng dưới rốn, đôi khi còn có hiện tượng đau nhói một bên.
- So với căng tức vùng bụng trên thì tần suất đau vùng bụng dưới khá thưa thớt, thỉnh thoảng cảm thấy đau và ít khi bị đau rầm rộ hay liên tục.
- Đôi khi cảm thấy đau l-m r-m trong khoảng từ 2 – 3 ngày và mức độ đau đều giống nhau trong các lần đau.
Mẹ bầu cần phải làm gì khi bị căng tức bụng trong 3 tháng đầu?
Các mẹ bầu phải xác định được lý do bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Trong trường hợp, các cơn đau tức thường xuyên lặp lại nhiều lần, g-y khó chịu mệt mỏi, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì hãy đến bệnh viện khoa sản để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất.
Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến em bé, nhưng lại g-y khó chịu và tác động lớn đến sinh hoạt cuộc sống của mẹ. Do vậy, để giảm hiện tượng căng tức bụng, các mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau:
- Mẹ bầu nên tìm kiếm và luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể trở nên thoải mái, thư thái, năng động và giảm được các cơn đau.
- Hãy tắm nước ấm để các cơ được giãn ra, việc giãn cơ giúp giảm hiện tượng co thắt đau tức bụng.
- Mẹ bầu nên uống thật nhiều nước để quá trình lưu thông được suôn sẻ hơn trong hệ tuần hoàn. Nhờ đó mà cơ thể của mẹ bầu điều tiết tốt hơn, tình trạng co thắt tử cung sẽ giảm bớt, căng tức bụng g-y khó chịu cũng giảm đi. Tuy nhiên, mẹ bầu không được uống nước lạnh vì nó sẽ khiến cơn đau tức trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
- Nằm nghỉ nhẹ nhàng với tư thế đầu cao hơn và thấp dần về phía bụng. Tư thế nằm này giúp mẹ bầu giảm tình trạng bị đầy hơi, không tiêu từ đó cơn đau bụng sẽ giảm. Khi ngồi dậy, mẹ bầu hãy ngồi từ từ, dùng tay giữ chặt vật gì đó để tạo được điểm tựa giúp giảm trọng lực lên bụng, bụng sẽ đỡ đau hơn.
- Tránh việc ăn no trong 1 bữa, hãy chia nhỏ các bữa ăn. Việc ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị quá tải làm căng tức ở bụng.
- Không được ngồi quá l-u với một tư thế. Việc ngồi l-u cùng một tư thế sẽ khiến hệ tuần hoàn lưu thông khó khăn, g-y đau cơ, ê ẩm, lúc đổi thế ngồi sẽ khó khăn hơn.
- Bổ sung sắt, thực phẩm giàu canxi, chất xơ cho mẹ bầu, sẽ giúp cho tiêu hóa ổn định hơn, hệ tuần hoàn lưu thông dễ dàng, giảm các cơn đau do táo bón, đầy bụng g-y nên.
- Nên khám thai định kỳ đúng thời hạn để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời dễ phát hiện được các bất thường của bé trong bụng mẹ mà xử lý kịp thời.
- Khi đau bụng dưới, các mẹ bầu không được dùng cao dán hay thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau như thế rất dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Lời giải đáp cho việc mẹ bầu căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu đã được giải đáp chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết của Nhà thuốc Long Ch-u sẽ giúp cho các mẹ sẽ nắm rõ và hiểu được bản chất của tình trạng căng tức bụng khi mang thai và tránh được các hậu quả g-y ra khi đau tức bụng vùng dưới. Từ đó, có thể đưa ra giải pháp phù hợp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn