1. Dấu hiệu bị cận nhẹ
Có 4 mức độ cận thị khác nhau bao gồm cận nhẹ, trung bình, nặng và cực nặng. Trong đó nhóm cận thị nhẹ là những người bị cận từ - 0,25 Diop đến dưới - 3 Diop. Thị lực và biểu hiện ở mỗi mức độ cận là khác nhau. Người cận nhẹ thường không có triệu chứng điển hình và thường bị nhầm sang loại cận thị giả. Vì vậy bạn cần chú ý theo dõi những thay đổi dưới đ-y vì chúng là dấu hiệu bị cận nhẹ:
-
Nhìn xa mờ, nhìn gần rõ hơn;
-
Ban đêm và ở nơi có ánh sáng kém thị lực bị giảm rõ rệt;
-
Mắt đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh;
-
Thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt và phải nheo mắt khi nhìn xa, nhất là sau khi đọc sách, nhìn vào màn hình điện thoại/máy tính/xem tivi hay tập trung làm việc nào đó;
-
Có cảm giác nhức mỏi mắt, đau đầu;
-
Phải dùng tay dò chữ khi đọc tài liệu bởi vì khi chỉ đọc bằng mắt dễ bị lạc vị trí cần đọc;
-
Đau mắt, mỏi mắt khi học tập, làm việc, lái xe hay tập thể thao. Sau khi nghỉ ngơi tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì đ-y có thể là dấu hiệu bị cận nhẹ.
Người cận nhẹ thường không có triệu chứng điển hình và thường bị nhầm sang loại cận thị giả
Đối với trẻ em cận thị nhẹ thì ngoài những biểu hiện nêu trên, các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý tới những đặc điểm khác ở trẻ như không thích các hoạt động như đọc sách, vẽ, tô màu, khi học trên lớp phải nhìn sang vở của bạn để chép bài thay vì nhìn lên bảng. Bên cạnh đó trẻ gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa, hay mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu đặc biệt là sau một khoảng thời gian vui chơi, học tập.
2. Người bị cận thị nhẹ có nên sử dụng kính cận không?
Trong trường hợp không điều trị giảm độ cận hoặc xóa cận thì bệnh nh-n bị cận thị cần dùng kính để cải thiện thị lực:
-
Độ cận dưới -1 Diop: thị lực chưa bị tác động nhiều nên bạn chưa nhất thiết phải mang kính thường xuyên nhưng vẫn cần dùng kính khi lái xe, làm việc hay đọc sách báo;
-
Độ cận từ -1 đến -1,75 Diop: nêu đeo kính khi đọc sách, lái xe, nhìn xa hoặc khi dùng các thiết bị điện tử;
-
Độ cận từ -2 Diop đến -3 Diop: nên dùng kính thường xuyên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để mắt không bị điều tiết quá nhiều dẫn tới quá tải.
Trên thực tế nhiều phụ huynh không muốn con mình phải mang kính cận nhưng ngày nay số lượng trẻ em bị cận thị đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì thế dù bị cận nhẹ hay cận nặng vẫn nên cho trẻ đeo kính để các hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm về thị lực.
Dấu hiệu bị cận nhẹ ở trẻ em là phải dí sát mắt vào sách vở thì mới nhìn rõ chữ
Chúng ta cần hiểu rằng tác nh-n khiến trẻ tăng độ cận không phải là do đeo kính cận. Thay vào đó nếu trẻ bị cận nhẹ nhưng không đeo kính thì sẽ lại càng khiến thị lực bị kém đi rất nhiều.
3. Có thể chữa dứt điểm chứng cận thị nhẹ được không?
Người bị cận thị cần đi khám tại Chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị thích hợp nhất. Thông thường nếu bị cận nhẹ từ 0,75 độ trở lên thì có thể dùng tới phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị. Còn dưới mức này hay chưa đạt điều kiện để phẫu thuật thì thường được chỉ định đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng Ortho-K.
Nhìn chung bị cận thị nhẹ mặc dù không g-y tác động lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng hoàn toàn có thể tăng nặng nhất là các bạn học sinh đang trong độ tuổi đi học, người làm việc văn phòng tiếp xúc nhiều với máy tính. Vì vậy bên cạnh việc đeo kính thì bạn có thể sử dụng những cách như sau:
-
Dùng thuốc bổ hoặc thuốc nhỏ mắt: hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào giúp chữa tật cận thị nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thuốc bổ mắt để hỗ trợ giúp mắt khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ tăng độ cận. Đối với những trường hợp bị cận nhẹ nên sử dụng các thuốc bổ mắt có thành phần là vitamin A, nhóm B, C, E, Omega-3, 6, Crom, kẽm, Zeaxanthin, Lutein,... giúp tăng cường thị lực và bảo vệ mắt;;
-
Bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho đôi mắt: Bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm như cá hồi, các loại hạt, quả bơ, trứng, các loại hạt và quả mọng, sản phẩm từ sữa, khoai lang,...;
-
Thay đổi thói quen g-y hại cho mắt: như chúng ta đã biết nếu duy trì thói quen sinh hoạt không điều độ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới thị lực. Do đó cần điều chỉnh lại các thói quen này, ví dụ như đọc sách, học tập và làm việc ở những nơi có đầy đủ ánh sáng; nên để mắt nghỉ ngơi sau một thời gian dài hoạt động; trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng không nên dùng máy tính/điện thoại/tivi; ngồi đúng tư thế khi học bài và làm việc,...;
-
Massage quanh mắt, tập nhìn xa: bạn có thể thực hiện điều này ngay tại nhà vì nó có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng g-y khó chịu cho mắt, giúp đem lại một đôi mắt sáng khỏe. Cụ thể là bạn nên tập nhìn xa để thư giãn phần cơ xung quanh mắt, giúp mắt trở nên thoải mái, bớt căng thẳng, tăng cường thị lực và giảm bớt triệu chứng mờ nhòe, khó chịu. Bất kỳ khi nào nếu cảm thấy mắt bị quá tải thì hãy dành ra khoảng 15 - 20 phút để tập luyện cơ mắt mỗi ngày.
Sau một thời gian dài học tập, đôi mắt cần được nghỉ ngơi hợp lý
Bài viết trên đ-y đã cung cấp các thông tin về dấu hiệu bị cận nhẹ, phương pháp điều trị phù hợp đối với các trường hợp cận thị nhẹ và cách phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Nếu bạn đang có các triệu chứng tương tự như biểu hiện của cận thị, tốt nhất hãy nên đi kiểm tra mắt từ sớm vì nếu để l-u có thể khiến thị lực của mắt bị suy giảm và kéo theo nhiều vấn đề khác về mắt.
Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám uy tín bạn nên lựa chọn vì tại đ-y sở hữu đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh về mắt. Để được hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.