Phù não sau đột quỵ có thể xảy ra ở các trường hợp bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời. Triệu chứng của đột quỵ phù não rất đa dạng và nghiêm trọng.
Phù não sau đột quỵ là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở những người bị đột quỵ não, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (đột quỵ nhồi máu não). Nếu không được điều trị kịp thời, đột quỵ phù não sẽ dẫn đến tổn thương và khiến các tế bào não chết đi nhanh chóng. Vậy phù não sau đột quỵ là gì? Điều trị bằng cách nào?
Phù não sau đột quỵ là gì?
Phù não sau đột quỵ là một biến chứng thần kinh cấp tính thường xảy ra sau khi người bệnh bị đột quỵ não từ 2 – 3 giờ. Một số trường hợp phù não đạt mức tối đa sau 24 giờ bị đột quỵ và có thể kéo dài trong khoảng 5 đến 10 ngày. Phù não có thể xảy ra ở một vị trí hoặc toàn bộ não, tùy thuộc vào từng nguyên nh-n. Biến chứng thần kinh cấp này làm gia tăng áp lực nội sọ g-y chèn ép các động mạch não, dẫn đến tình trạng giảm hoặc ngưng lưu lượng máu lên não.
Thông thường những cơn đột quỵ nhỏ không dẫn đến biến chứng phù não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đột quỵ nghiêm trọng sẽ có nguy cơ cao bị phù não. Đột quỵ phù não là tình trạng nguy hiểm, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ tử vong. (1)
Triệu chứng của phù não sau đột quỵ
Phù não sau đột quỵ có triệu chứng tương tự hoặc chồng lắp với nhiều bệnh lý thần kinh khác. Trong đó, các triệu chứng điển hình là đau vùng đầu và cổ, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, mất ý thức, mất trí nhớ, co giật, mất thị lực… Tuy nhiên, triệu chứng của phù não có thể thay đổi phụ thuộc vào từng dạng đột quỵ khác nhau, cụ thể: (2)
- Đột quỵ bán cầu não: Sau khi bị đột quỵ ở bán cầu não vùng đồi thị, cuống não của người bệnh có thể bị phù và g-y ra sự suy giảm ý thức nghiêm trọng, bao gồm các triệu chứng như mất hoàn toàn khả năng biểu cảm, ngôn ngữ, yếu liệt nửa người, rối loạn vận động…
- Đột quỵ tiểu não: Sau khi bị đột quỵ tiểu não, người bệnh thường gặp phải tình trạng phù vùng tiểu não dẫn đến ép cầu não, não úng thủy thứ phát. Biểu hiện của phù não do đột quỵ tiểu não điển hình gồm có liệt nhãn cầu, rối loạn nhịp thở và nhịp tim, suy giảm ý thức…
Nguyên nh-n phù não sau đột quỵ
Một số trường hợp đột quỵ dẫn đến tình trạng phù não. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ là nguyên nh-n phổ biến g-y phù não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi quá trình vận chuyển máu cung cấp oxy lên não bị tắc nghẽn do có huyết khối hoặc động mạch bị hẹp. Những đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ thiếu máu não cao bao gồm người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, rung nhĩ, bệnh tiểu đường, béo phì, hút thuốc lá, người cao tuổi…
Phù não sau đột quỵ có nguy hiểm không?
Phù não sau đột quỵ là một biến chứng thần kinh cấp nguy hiểm. Người bệnh cần sớm được phát hiện ngay sau khi có biểu hiện thần kinh khu trú. Đột quỵ phù não làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến tình trạng ngưng dòng máu cung cấp oxy lên não, đồng thời ngăn chặn tuần hoàn rời khỏi não. Khi đó não không nhận được oxy và dinh dưỡng để duy trì sự sống khiến các tế bào não bị tổn thương và chết hàng loạt.
Phù não do đột quỵ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như thoát vị tổ chức não, suy giảm thị lực, liệt thần kinh, tăng huyết áp… Tùy vào mức độ nguy hiểm của cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ trước đó và thể trạng hiện tại của người bệnh, bác sĩ sẽ c-n nhắc áp dụng một số biện pháp can thiệp như điều trị nội khoa, hồi sức tích cực, phẫu thuật mở sọ…
Cách chẩn đoán phù não sau đột quỵ
Sau quá trình thăm khám l-m sàng, bác sĩ cần có thêm các kết quả chụp MRI não, chụp CT não để chẩn đoán chính xác tình trạng phù não do đột quỵ. Người bệnh được chẩn đoán bị phù não do đột quỵ khi:
- Kết quả chụp CT não trong 6 giờ đầu thể hiện hình ảnh giải phẫu não giảm độ đậm, lệnh đường giữa và diện tích ổ nhồi máu NM ≥ 1/3 MCA. Khoảng 50% vùng tưới máu của động mạch não giữa trên CT bị tổn thương trong vòng 12 giờ đầu đột quỵ cũng có thể cho thấy tình trạng phù não đang xảy ra.
- Kết quả đo thể tích MRI DWI (hay chụp cộng hưởng từ khuếch tán não) trong 6 giờ cho thấy thể tích lớn hơn 80 ml. Khi đó, tiên lượng bệnh sẽ diễn triển rất nhanh.
Kỹ thuật chụp CT não không cản quang thường được ưu tiên áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi người bệnh được nghi ngờ bị phù não do đột quỵ nhồi máu tiểu não hoặc bán cầu não. Chụp CT trong 2 ngày tiếp theo giúp bác sĩ xác định nguy cơ phát triển triệu chứng phù não ở người bệnh.
Cách điều trị phù não sau đột quỵ
Dưới đ-y là các cách chữa trị phù não sau đột quỵ thường gặp và cần phải được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp: (3)
1. Điều trị phù não sau đột quỵ bằng các phương pháp không đặc hiệu
Các phương pháp điều trị không đặc hiệu có thể làm giảm áp lực nội sọ từ 7 – 10 mmHg, cụ thể:
- Kiểm soát th-n nhiệt người bệnh: Khi bị phù não, nhiệt độ cơ thể người bệnh không được vượt ngưỡng 36 độ C, đồng thời nhiệt độ phòng cần đạt khoảng từ 22 đến 26 độ C. Việc kiểm soát nhiệt độ sẽ làm giảm sự chuyển hóa năng lượng cũng như ức chế sự giải phóng các gốc tự do và Glutamate trong cơ thể người bệnh.
- Cung cấp oxy cho người bệnh: Người bệnh cần được cung cấp oxy đạt ngưỡng SpO2 > 95% hay đo khí động mạch PaO2 > 65 mmHg.
- Chống co giật và kích thích cơ thể: Khi cơ thể bị kích thích và co giật, người bệnh dễ bị thiếu hụt oxy lên não khiến cho tình trạng phù não chuyển biến nhanh chóng hơn. Để kiểm soát các cơn co giật của cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng Barbiturat với liều từ 5 – 6 mg/kg/ngày, không sử dụng quá 3 – 5 ngày. Đ-y là loại thuốc sở hữu đồng thời tác dụng chống co giật, giảm áp lực nội sọ nhờ cơ chế làm giảm chuyển hóa và lưu lượng máu não, ph-n bổ lại lượng máu từ vùng não khỏe mạnh về vùng não bị tổn thương theo hiệu ứng thể tích đảo ngược Robin Hood. Tuy nhiên nếu người bị phù não đang mắc đồng thời bệnh suy hô hấp hoặc trụy tim thì bác sĩ sẽ rất thận trọng khi chỉ định sử dụng loại thuốc này.
- Duy trì áp lực tưới máu não lớn hơn 70 mmHg: Giúp ổn định áp lực nội sọ luôn dưới 20 mmHg. Đồng thời, phương pháp này giúp duy trì áp lực thẩm thấu huyết tương và áp lực động mạch luôn ở mức hợp lý.
2. Điều trị phù não sau đột quỵ bằng các phương pháp đặc hiệu chống phù não
- Sử dụng thuốc Mannitol: Đ-y là loại thuốc giúp chống phù não mà bác sĩ có thể chỉ định. Khi độ nhớt của máu tăng sẽ khiến dòng máu chảy trong lòng mạch khó lưu thông. Thuốc Mannitol có tác dụng kéo nước từ khoảng gian bào di chuyển vào lòng mạch làm giảm độ nhớt của máu.
- Sử dụng huyết thanh mặn ưu trương: Người bị đột quỵ thường được chỉ định sử dụng huyết thanh mặn 3% trong nhiều ngày để làm giảm nguy cơ phù não. Huyết thanh mặn ưu trương có khả năng hút nước gian bào làm giảm áp lực nội sọ, giảm độ nhớt của máu và gia tăng lưu lượng máu hiệu quả.
- Phẫu thuật mở hộp sọ: Thường được áp dụng điều trị cho người bệnh đột quỵ có nguy cơ bị phù não cao và các biện pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả. Trong đó phổ biến hơn cả là trường hợp đột quỵ nhồi máu não ở gốc động mạch não trước hoặc não giữa.
- Tăng thông khí phổi: Phương pháp này có tác dụng làm co các mạch máu não và giảm thể tích của não. Bác sĩ sẽ giữ PaCO2 từ 30 – 35mmHg và kiểm soát chặt chẽ để tránh gặp tình trạng giảm áp lực tưới máu não do tăng thông khí phổi quá mức (PaCO2 < 30 mmHg).
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh đã cấp cứu thành công ngoạn mục nhiều ca đột quỵ trong thời gian -vàng” (từ 3 – 4,5 giờ đầu tiên sau khi xảy ra đột quỵ, có thể mở rộng lên 6 – 24 giờ hoặc l-u hơn tùy trường hợp và kỹ thuật áp dụng). Bệnh viện cũng điều trị thành công nhiều trường hợp đột quỵ, phù não sau đột quỵ nhờ áp dụng các kỹ thuật, máy móc hiện đại đạt chuẩn quốc tế.
Mỗi người có thể phòng tránh đột quỵ và nguy cơ bị phù não do đột quỵ bằng cách chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ. Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các bất thường hay bệnh lý mạn tính tiềm ẩn nguy cơ g-y đột quỵ. Khoa Thần kinh, Trung t-m Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa T-m Anh TP.HCM đang triển khai 4 gói tầm soát đột quỵ toàn diện, bao gồm: Gói tầm soát đột quỵ cơ bản, gói tầm soát đột quỵ n-ng cao, gói tầm soát đột quỵ chuyên s-u 1, gói tầm soát đột quỵ chuyên s-u 2. Mỗi gói tầm soát đột quỵ phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại, giúp phát hiện những bất thường hay tổn thương nhỏ nhất mà có thể g-y ra đột quỵ.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.T-n Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đ-y là những thông tin cơ bản về tình trạng phù não sau đột quỵ. Nếu người bệnh không may gặp phải các triệu chứng bất thường nghi ngờ đột quỵ hoặc phù não sau khi đột quỵ thì cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, can thiệp kịp thời.