Tiêm filler mũi được xem là phương pháp làm đẹp có rất nhiều ưu điểm như không can thiệp xâm lấn, không đụng đến “dao kéo” và không mất quá nhiều thời gian cho việc hồi phục. Sau khi tiêm filler mũi xong, khách hàng thậm chí có thể đi lại, sinh hoạt bình thường và không cần lưu lại viện.
Tuy nhiên, bạn đọc nên lưu ý rằng tại vị trí tiêm vẫn cần được để chăm sóc đặc biệt. Trong một số trường hợp sau khi tiêm filler mũi bỗng nhiên mụn nổi lên rất nhiều tại khu vực này. Cụ thể mụn xuất hiện tại vùng chữ T trung tâm của khuôn mặt - nơi tập trung nhiều sợi bã nhờn và khó phân biệt đây là mụn da liễu hay do tiêm filler. Vậy sau khi tiêm filler mũi, chúng ta có được nặn mụn không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, sau khi tiêm filler mũi, chúng ta không nên tự ý nặn mụn tại khu vực mũi.
Cụ thể hơn, trong quá trình chờ cho chiếc mũi đứng form và thật sự ổn định, bạn thậm chí không nên dùng tay sờ nắn hoặc tác động bằng tay lên vùng mũi. Nếu xuất hiện mụn trên mũi, bạn nên chờ cho khu vực này lành hẳn rồi hãy tiến hành xử lý. Do đó, trong 1 tháng đầu sau khi tiêm filler mũi, tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn bạn nhé!
Trường hợp tự ý nặn mụn ngay sau khi tiêm filler mũi rất có thể sẽ xảy ra một số rủi ro không đáng có như viêm nhiễm, ảnh hưởng đến dáng mũi và cả quá trình phục hồi. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp mũi có nguy cơ bị lệch, nghiêng vẹo, gồ ghề và không vào đúng form.
Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân của việc nổi mụn sau khi tiêm filler thường có thể chia làm hai nhóm như sau: Thứ nhất là do yếu tố sinh lý tự nhiên của cơ thể và thứ hai là do tác dụng phụ của việc tiêm filler mũi. Đối với nổi mụn sinh lý, chúng ta có thể hiểu là do những yếu tố về da và nội tiết bên trong cơ thể. Dù bạn có tiêm filler mũi hay không thì vùng mũi của bạn vẫn nổi mụn.
Mặc dù phương pháp tiêm filler mũi được đánh giá rất an toàn, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm filler. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu như nổi mụn nước, mụn đầu trắng, mụn đỏ không nhân tại mũi hoặc vùng da này bị viêm sưng đỏ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm… thì rất có thể đây là tình trạng biến chứng sau khi tiêm filler mũi. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho một số trường hợp nổi mụn sau khi tiêm filler mà bạn đọc có thể tham khảo:
Nguyên nhân của vấn đề này có thể do tay nghề của người thực hiện hoặc do việc không hiểu rõ giải phẫu dưới da, chẳng hạn việc tiêm quá nông, chất làm đầy sẽ bị lồi lên da như nổi mụn; hoặc tiêm quá sâu sẽ chạm phải các mạch máu sẽ gây tắc nghẽn, nổi mụn đỏ và nặng nề nhất là hoại tử.
Ngoài ra, dù thành phần filler hay còn gọi là chất làm đầy thường khá lành tính, bao gồm những loại HA có tồn tại trong cơ thể người, điều này cho phép chất làm đầy dung hòa dễ dàng với các mô. Tuy nhiên một số ít trường hợp do cơ địa quá nhạy cảm cũng có thể dẫn đến phản ứng đào thải của cơ thể như: Phản ứng với “vật lạ” xuất hiện khiến mụn nổi trên da.
Tùy từng khách hàng khác nhau, lượng filler được tiêm vào mũi sẽ có dung tích khác nhau. Khi tiêm với lượng filler quá nhiều, có thể dẫn đến tràn chất làm đầy. Lúc này, các chất làm đầy sẽ xâm lấn sang các mô khác gây ra vón cục, hằn lên da tạo nên mụn đỏ hoặc mụn mủ. Ngoài ra, nổi mụn sau khi tiêm filler còn có một nguyên nhân khác là do chất lượng filler không đảm bảo, sử dụng sản phẩm trôi nổi và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi quá trình tiêm không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật vô trùng, rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm chéo những nốt mụn nước từ người khác.
Dù đây là thủ thuật đơn giản, tuy nhiên sau khi tiêm filler mũi, bạn đọc cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đúng cách. Việc nạp vào cơ thể quá các đồ ăn chiên xào nhiều dầu, thức ăn cay nóng hoặc nhai thực phẩm quá cứng… cũng sẽ khiến cho cơ mặt hoạt động quá mức, khiến filler bị xô lệch, bị vón cục và lên mụn.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc về vấn đề tiêm filler mũi có được nặn mụn không hi vọng hữu ích đối với bạn đọc. Nhìn chung, nổi mụn sau khi tiêm filler mũi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, khi gặp tình trạng nổi mụn ngay sau khi tiêm filler mũi, lúc này rất có thể là do tác dụng phụ của việc tiêm filler. Bạn đọc không nên tự ý nặn mụn, mà hãy nhanh chóng quay lại viện thẩm mỹ để có phương pháp can thiệp cũng như nhận được hướng dẫn xử lý đúng cách nhất nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://muabaniphone.vn/thc-mc-tim-filler-mi-c-c-nn-mn-khng-long-chu-a31418.html