Nước vối Cực tốt và cực độc biết mà tránh kẻo rước họa vào người

“Khắc tinh” của bệnh gout

Gout thường được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu”, bởi nguyên nhân của căn bệnh này là rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Mà, nước vốicó tác dụng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và giảm các chất béo.

Theo các bác sĩ, tác dụng của lá vối với bệnh gout là rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy vậy, do bệnh gout có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên lá vối không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này được, thế nên các bạn cần có chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Chống lại bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy, trong lá vối có chứa hàm lượng polyphenol cao, được biết đến là thành phần có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cũng như các hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nước vối: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào người ảnh 1

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối. Ảnh minh họa: Internet

Trị bệnh ngoài da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... Do đó, lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt…

Ngoài ra, người ta còn lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa lở da đầu rất hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Chất đắng trong lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa thức ăn, đồng thời chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu lá vối có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

Nước lá vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Dùng 200g lá vối tươi vò nát, sau đó thêm khoảng 2 lít nước sôi vào và ngâm trong 1 giờ. Dùng nước này uống thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ.

Ngoài ra, thức uống từ lá cây vối còn trị được tiêu chảy. Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 - 3 ngày sẽ thoát khỏi tình trạng bị “tào tháo rượt”.

Nước vối: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào người ảnh 2

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi. Ảnh minh họa: Internet

Chữa bỏng hiệu quả

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Giúp đào thải chất độc

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi.

Không những có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả, loại thức uống này còn giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Điều trị bệnh mỡ máu

Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 - 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng.

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.

Kiêng uống ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa

Trẻ em không nên uống nước lá vối

Link nội dung: https://muabaniphone.vn/nc-vi-cc-tt-v-cc-c-bit-m-trnh-ko-rc-ha-vo-ngi-a31464.html