Những vết xước trên da do ngã xe hay va quệt là điều bình thường khó có thể tránh khỏi. Nhưng liệu bạn đã biết cách xử lý vết trầy xước da như thế nào chưa? Một số người có thói quen dùng oxy già hoặc cồn 90 độ đổ trực tiếp lên vết thương được xem là sát trùng vết thương. Cách xử lý không đúng cách này không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn mà còn làm vết thương lâu lành và có thể để lại sẹo.
Việc cọ xát da trực tiếp với bề mặt thô ráp, sắc nhọn sẽ gây ra vết loét hở trên da được gọi là trầy xước da. Những vết thương này không chảy nhiều máu, nhưng gây đau rát.
Chúng làm lộ ra nhiều dây thần kinh trên da. Ngoài ra, các vết xước thường không nghiêm trọng như vết cắt hoặc rách da, vì vậy có thể được điều trị tại nhà. Tổn thương này rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chẳng hạn như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay,...
Các vết xước có thể từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ trầy xước như thế nào:
Ngoài ra, các triệu chứng khác không được đề cập cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu trầy da, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Bạn nên đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều.
Bác sĩ có thể làm sạch vàbăng bó vết thương hoặc kê đơn thuốc kháng sinh uống, bôi ngoài da để ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ vùng bị hoại tử.
Ngay sau khi da bị tổn thương, có thể rửa nhẹ bằng natri clorid 0,9%, không chà xát làm tăng trầy xước. Không sử dụng hydrogen peroxide để rửa vết thương, vì nó làm tổn thương các tế bào non bên dưới và làm chậm quá trình chữa lành.
Bạn cần bôi thuốc phù hợp để vảy tự bong ra. Không cạo vảy vì làm vết thương lâu lành hơn và có thể gây nhiễm trùng. Bạn nên đến trung tâm y tế ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ tổn thương sâu nào.
Đối với vết thương nhỏ: Chỉ trầy xước bề mặt da bên ngoài, chảy máu ít, đau rát nhẹ. Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối loãng 0.9% ngày 2 lần.
Đối với vết thương ở mức độ trung bình: Trầy xước nhẹ lõm, rỉ máu, xung quanh có vành đỏ sưng tấy, đau rát, đôi khi kèm theo ngứa. Rửa nhẹ nhàng ngày 2 lần bằng nước muối loãng 0.9%. Có thể bôi fobancort hoặc fucicort trong 10 ngày cho đến khi lành. Ngoài ra bạn có thể dùng một ít thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Với vết thương nặng: Vết xước sâu, lõm xuống, phía dưới sưng tấy, có quầng đỏ lan rộng, có thể có dịch tiết lẫn mủ và máu. Người bệnh có thể thấy rất đau và nóng rát. Rửa nhẹ nhàng ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý 0.9%. Bôi nhẹ fobancort hoặc fucicort trong vòng 15 đến 20 ngày cho đến khi vết thương lành hẳn. Sử dụng thêm thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm kháng sinh với liều lượng cao.
Để tránh hoặc làm giảm vết thâm sẹo, bạn có thể sử dụng tia laser Helineon bên cạnh điều trị để phục hồi và tái tạo da nhanh hơn. Mỗi ngày một lần, một liệu trình từ 10 - 20 ngày. Nếu bạn có cơ địa bị sẹo lồi có thể dùng tia bước sóng ngắn trong 4 - 6 ngày, sau đó bôi thuốc trị sẹo dermatix khi tổn thương da đã hết viêm tấy.
Không nên bôi nghệ tươi trực tiếp lên vùng da bị trầy xước, vì các axit trong nghệ có thể gây bỏng da. Khi bị bỏng da, vết thương phồng rộp, đau rát gây khó khăn cho việc điều trị. Nhiều trường hợp bôi các loại lá cây dân gian gây nên bội nhiễm, biến vết thương từ không sẹo thành sẹo.
Đối với các vết trầy xước da trên mặt khi lành có thể để lại vết thâm nên cần bôi thuốc giảm sắc tố mỗi ngày một lần. Che chắn tránh ánh sáng mặt trời khi ra ngoài. Trong thời gian lành vết thương nên hạn chế dùng mỹ phẩm, vì mỹ phẩm bôi lên vùng da bị tổn thương sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình lành vết thương.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên giúp các bạn xử lý được vếttrầy xước da. Ngoài ra, hãy tiêm phòng uốn ván sau khi bị trầy xước nếu bạn không chắc mình đã tiêm hay chưa hoặc đã tiêm quá lâu.
Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính làm tổn thương các cơ, các cơn co thắt tự phát. Các vi khuẩn sinh độc tố uốn ván có sẵn trong môi trường tự nhiên, vì vậy bụi bẩn hoặc mảnh vụn tiếp xúc với vết thương hở, trầy xước gây nguy cơ uốn ván. Khi vết thương đã lành, hãy ngừng sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ và thay thế bằng kem dưỡng ẩm để da luôn mịn màng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://muabaniphone.vn/tnh-trng-try-xc-da-cn-lm-g-vt-thng-mau-lnh-a31663.html