U tuyến yên hầu hết là lành tính nhưng khi phát triển lớn có thể chèn ép những cấu trúc xung quanh g-y nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy bệnh u tuyến yên có nguy hiểm không? Người bệnh u tuyến yên sống được bao l-u?
Đối với những người bị u tuyến yên, tỷ lệ sống sót sau 5 năm (và có thể kéo dài hơn) là rất cao, ước tính khoảng 97%. Điều này có nghĩa là khoảng 97% người bị u tuyến yên sống được tối thiểu 5 năm sau chẩn đoán. Với những người bệnh có khối u ung thư tuyến yên, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm (và có thể kéo dài hơn) là lớn hơn 81%. Tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại khối u, tuổi tác, thời điểm chẩn đoán khối u. (1)
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót của những người bị khối u tuyến yên chỉ là ước tính. Những số liệu thống kê này chỉ mô tả xu hướng chung ở các nhóm người đã được chẩn đoán bị cùng một căn bệnh, bao gồm cả những giai đoạn cụ thể của bệnh. Các chuyên gia đo lường số liệu thống kê mang tính tương đối cứ sau 5 năm. Điều này có nghĩa là ước tính có thể chưa phản ánh kết quả của các tiến bộ trong việc chẩn đoán/chữa trị u tuyến yên trong 5 năm qua.
Vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiên lượng về người bệnh u tuyến yên sống được bao l-u?
Mặc dù u tuyến yên thường lành tính nhưng vẫn có thể tác động đáng kể đến sức khỏe do chúng nằm gần những cấu trúc quan trọng của não và ảnh hưởng đến việc điều hòa nội tiết tố. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh bao gồm: (2)
Những khối u tuyến yên được ph-n loại dựa trên kích thước. Các khối u nhỏ có đường kính nhỏ hơn 1 cm; các khối u lớn có đường kính lớn hơn 1 cm. Những khối u lớn hơn (macroadenomas) thường có ảnh hưởng rõ rệt hơn đến tiên lượng do chúng có thể chèn ép các mô ở xung quanh, làm rối loạn sự điều hòa nội tiết tố nhiều hơn.
Kích thước khối u cũng góp phần ảnh hưởng đến những lựa chọn và kết quả phẫu thuật. U nhỏ thường đáp ứng tốt với kỹ thuật phẫu thuật qua xương bướm và có thể được cắt bỏ hoàn toàn, làm tiên lượng tốt hơn. Mặt khác, u lớn hơn có thể khó để bác sĩ loại bỏ hoàn toàn được, đòi hỏi phải áp dụng thêm những phương pháp chữa trị bổ sung như sử dụng thuốc hoặc xạ trị.
Mức độ x-m lấn của khối u tuyến yên vào những cấu trúc l-n cận, ví dụ như xoang hang cũng là một yếu tố tiên lượng quan trọng khác mà bác sĩ phẫu thuật cần xem xét. Những khối u x-m lấn vào xoang hang ít có khả năng được loại bỏ hoàn toàn và có thể cần tiến hành điều trị kết hợp. Những khối u x-m lấn có thể ít đáp ứng với một vài liệu pháp y tế nhất định và có thể tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao hơn sau khi phẫu thuật.
Tiên lượng của u tuyến yên nhìn chung là tốt. Hầu hết các u tuyến yên đều lành tính (không phải ung thư) và có thể được chữa trị thành công bằng cách dùng thuốc, phẫu thuật hoặc xạ trị. Thế nhưng, trong các trường hợp hiếm gặp, khối u tuyến yên có thể hoạt động mạnh hơn dẫn đến tái phát hoặc trở thành ác tính (ung thư) và lan sang những bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư tuyến yên chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số khối u tuyến yên, cực kỳ hiếm gặp. Khối u tuyến yên ung thư khó chữa trị hơn và có tiên lượng xấu hơn những khối u tuyến yên lành tính. Khi không được chữa trị từ sớm, khối u tuyến yên có thể phát triển, đè lên các mô ở xung quanh hoặc sản sinh ra hàm lượng hormone cao không kiểm soát, dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gồm có: giảm thị lực, béo phì, mệt mỏi, mất c-n bằng nội tiết tố và những vấn đề về tăng trưởng.
Những khối u tuyến yên đang hoạt động sản xuất hormone quá nhiều có thể g-y ra nhiều triệu chứng khác nhau. Loại và hàm lượng hormone có thể dẫn đến những triệu chứng khác khó kiểm soát. Do đó, đ-y cũng là yếu tố tiên lượng thiết yếu. Cấu hình nội tiết tố cụ thể của khối u có thể có sự tương quan với diễn biến của bệnh. Ví dụ như mức độ cao của một vài loại hormone nhất định có thể liên quan đến hành vi khối u hung hãn hơn hoặc có nguy cơ tái phát cao hơn sau khi chữa trị.
Một vài vấn đề sức khỏe có thể g-y ra tiên lượng xấu về u tuyến yên, gồm có: (3)
Bên cạnh tìm hiểu bệnh u tuyến yên sống được bao l-u, người mắc căn bệnh này cần biết những phương pháp chữa trị nào có thể được áp dụng, giúp kéo dài tuổi thọ. Bác sĩ thường chữa trị u tuyến yên bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, chỉ định dùng thuốc hoặc kết hợp những phương pháp này.
Nếu u tuyến yên làm mất c-n bằng nội tiết tố, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ/một phần khối u. Người bệnh có thể cần làm phẫu thuật nhiều lần, tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và kích thước khối u. Bác sĩ phẫu thuật có thể dùng một kỹ thuật phẫu thuật được gọi là phẫu thuật xuyên xương bướm để tiến hành loại bỏ u tuyến yên. Bác sĩ phẫu thuật áp dụng kỹ thuật này cho khoảng 95% khối u tuyến yên.
Trong trường hợp khối u tuyến yên quá lớn để loại bỏ thông qua khoang xoang, bác sĩ có thể mở rộng hộp sọ (thực hiện phẫu thuật xuyên sọ) để tiếp cận tuyến yên và khối u tuyến yên. Kỹ thuật phẫu thuật này hiếm khi được áp dụng với khối u tuyến yên.
Hiện nay, Bệnh viện T-m Anh ứng dụng nhiều kỹ thuật, máy móc hiện đại bậc nhất giúp phẫu thuật loại bỏ u tuyến yên hiệu quả, hạn chế tổn thương các bó sợi thần kinh, các mô não lành, người bệnh phục hồi nhanh như hệ thống Robot mổ não trí tuệ nh-n tạo Modus V Synaptive, hệ thống định vị thần kinh Neuro_Navigation trí tuệ nh-n tạo, máy siêu -m cắt hút u Cusa…
Bác sĩ có chữa trị một vài loại u tuyến yên bằng thuốc giúp làm co khối u và giảm bớt triệu chứng. Nếu bị u tiết prolactin (loại u tuyến yên phổ biến hơn cả), người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc chữa trị bằng chất chủ vận dopamine, ví dụ như bromocriptine (Cycloset®) hoặc cabergoline (Dostinex®) ở đợt chữa trị đầu tiên trong vòng vài tháng. Ở 80% trường hợp, các loại thuốc này giúp làm giảm khối u tiết prolactin và giúp nồng độ prolactin trở lại định mức bình thường. Nếu thuốc không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm phẫu thuật.
Ở phương pháp xạ trị, tia X năng lượng cao được sử dụng để thu nhỏ u tuyến yên. Bác sĩ dùng một hình thức xạ trị đặc biệt được gọi là phẫu thuật xạ trị lập thể cho u tuyến yên, dùng liều phóng xạ cao nhắm chính xác vào u tuyến yên từ nhiều hướng để giữ cho khối u không phát triển.
Dưới đ-y là một số c-u hỏi thường gặp liên quan đến thắc mắc người bệnh u tuyến yên sống được bao l-u:
Nhìn chung, khối u tuyến yên không làm tuổi thọ giảm đi. Trên thực tế, hầu hết người bị khối u tuyến yên thậm chí không bao giờ biết bản th-n mắc bệnh, vì khối u thường không dẫn đến bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh có thể được chẩn đoán tình cờ khi chụp CT/MRI để tìm một bệnh lý khác.
Thế nhưng, nếu khối u tuyến yên phát triển kích thước đủ lớn, nó có thể đè lên những cấu trúc gần đó, dẫn đến các vấn đề bất lợi đe dọa tính mạng. Một số triệu chứng phổ biến hơn cả của u tuyến yên kích thước lớn là g-y đau đầu, làm giảm thị lực do áp lực đè lên d-y thần kinh thị giác. Nếu khối u tuyến yên sản sinh ra hàm lượng hormone cao bất thường, nó có thể khiến người bệnh bị trầm cảm, loãng xương, mệt mỏi, gián đoạn kinh nguyệt… Tất cả những vấn đề này đều có thể tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Chỉ cần kích thước của u tuyến yên còn nhỏ, không g-y ra bất kỳ triệu chứng nào thì người bệnh vẫn có thể sống chung với nó. Trên thực tế, hầu hết người bệnh đều phát hiện bản th-n bị u tuyến yên khi kiểm tra hình ảnh đầu vì lý do khác. Nếu u tuyến yên tiếp tục phát triển, người bệnh cần được chữa trị. Trong trường hợp u tuyến yên có kích thước lớn và/hoặc đang hoạt động, người bệnh có thể cần chữa trị vì một vài u tuyến yên có thể g-y ra những triệu chứng tác động đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. (4)
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Người bệnh u tuyến yên sống được bao l-u còn phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có loại khối u, tuổi tác… Để được điều trị bệnh hiệu quả và có tiên lượng tốt về bệnh, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, kiểm tra một cách cụ thể, chi tiết.
Link nội dung: https://muabaniphone.vn/benh-u-tuyen-yen-song-duoc-bao-lau-yeu-to-anh-huong-den-tien-a32017.html