Hiện nay, theo thống kê tỉ lệ bệnh nh-n mắc bệnh lý tim mạch tiềm ẩn dẫn đến đột tử, đột quỵ cũng có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hoá. Việc tầm soát và phát hiện sớm những bệnh lý trên sẽ góp phần giúp chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm tỉ lệ biến chứng và nguy cơ tử vong. Theo dõi điện tim liên tục 24 giờ (holter điện t-m đồ 24 giờ) là một trong những công cụ tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.
Holter điện t-m đồ là một phương pháp ghi điện t-m đồ liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 giờ. Phương pháp này do một kỹ sư người Mỹ tên là Norman J.Holter phát minh ra vào năm 1949, cho nên còn gọi là ghi điện t-m đồ theo phương pháp Holter hoặc ghi Holter ECG. Máy cho phép ghi lại điện t-m đồ trong suốt thời gian đeo máy thông qua một số điện cực dán trên ngực người bệnh. Các dữ liệu sẽ được lưu lại trong bộ nhớ. Sau đó, kết quả sẽ được ph-n tích trên phần mềm chuyên dụng.
Ưu điểm của Holter ECG 24 giờ là gì?
Holter điện t-m đồ là kỹ thuật điện tim có nhiều ưu điểm:
– Kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi.
– Không đau, không x-m lấn.
– Không có chống chỉ định.
– Ít ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bệnh nh-n.
– Có giá trị cao trong chẩn đoán nhiều bệnh tim tiềm ẩn mà có thể không phát hiện được bằng điện tim thông thường.
Khi nào thì nên sử dụng Holter ECG 24 giờ?Holter ECG được sử dụng rất phổ biến trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh lý tim mạch hiện nay. Đặc biệt rất có giá trị trong những trường hợp người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ do rối loạn nhịp tim g-y nên như:
– Ngất, thoáng ngất, cơn chóng mặt không tìm thấy nguyên nh-n.
– Cơn hồi hộp trống ngực, tim đập không đều.
– Cơn khó thở, đau ngực, mệt không rõ nguyên nh-n.
Đo điện t-m đồ liên tục 24 giờ giúp phát hiện được các bệnh lý tim mạch như:
– Các rối loạn nhịp tim thoáng qua như ngoại t-m thu, các rối loạn nhịp nhanh (cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất…), hoặc các rối loạn nhịp chậm (ngưng xoang, block nhĩ thất…).
– Phát hiện các rối loạn nhịp tim không có triệu chứng ở những người bệnh bị nhồi máu cơ tim, suy tim, hay bệnh cơ tim phì đại nhằm đánh giá các nguy cơ tim mạch sau này.
– Góp phần chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, theo dõi điện t-m đồ liên tục giúp đánh giá các nguy cơ tim mạch ở một số người bệnh đặc biệt như:
– Suy tim (với EF< 40%) sau nhồi máu cơ tim.
– Suy tim do các nguyên nh-n khác.
– Bệnh cơ tim phì đại.
– Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim.
BS.Duy Hưng – BS. Thanh Tùng
Khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện TP Thủ Đức.