Tim đập nhanh Nguyên nhân triệu chứng chẩn đoán phòng ngừa

Cơn nhịp tim nhanh (hay còn gọi là loạn nhịp nhanh) có thể xuất phát từ t-m thất hoặc t-m nhĩ. Nhịp tim đập nhanh có thể khiến tim không thể thực hiện tốt nhiệm vụ bơm máu giàu oxy đến các cơ quan còn lại của cơ thể.

tim đập nhanh

Tim đập nhanh là gì?

Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh) được xác định khi tim đập hơn 100 lần một phút khi nghỉ ngơi. Cơn nhịp tim nhanh có thể kéo dài từ vài gi-y cho đến vài giờ. Nhịp tim tăng lên khi tập thể dục hoặc căng thẳng thường là một phản ứng sinh lý bình thường, nhưng nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu sớm của một bệnh lý nguy hiểm đáng lo ngại.

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi của người lớn là từ 60 đến 100, thay đổi tùy theo tình trạng thể chất hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý kèm theo. Đôi khi tim đập nhanh lại báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy cần phải chẩn đoán sớm nguyên nh-n của nhịp tim nhanh và xác định xem có cần áp dụng các biện pháp xử trí khẩn cấp cũng như lên kế hoạch điều trị l-u dài hay không. (1)

Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh không g-y ra triệu chứng hay biến chứng nào. Tuy nhiên, BS.CKI Hoàng Thị Bình, Bác sĩ Trung t-m Tim mạch Bệnh viện Đa khoa T-m Anh TP.HCM cho biết, một số loại loạn nhịp nhanh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như suy tim, đột quỵ, ngất xỉu hay thậm chí đột tử nếu không được đánh giá đúng và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Ph-n loại

BS.CKI Hoàng Thị Bình cho biết, có nhiều loại loạn nhịp nhanh với mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ ít hoặc không ảnh hưởng tới sức khỏe đến những loại loạn nhịp nặng đe dọa tính mạng, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Loạn nhịp nhanh thường được ph-n loại dựa vào nơi xuất phát của ổ loạn nhịp. (2)

1. Nhịp nhanh xoang

Nút xoang là -nhạc trưởng” của tim, từ đ-y phát ra các tín hiệu điện lan đến các phần khác của tim, giúp giữ nhịp tim đều đặn và thay đổi tùy theo nhu cầu của cơ thể. Nhịp nhanh xoang xảy ra khi nút xoang hoạt động quá mức kể cả khi nghỉ ngơi.

Điều này có thể do tình trạng căng thẳng, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp, nhiễm trùng hoặc tình trạng sức khỏe kém nói chung. Đôi khi các rối loạn của bản th-n nút xoang cũng là nguyên nh-n g-y ra nhịp nhanh xoang.

2. Nhịp nhanh trên thất

Các loại loạn nhịp nhanh xuất phát từ vùng trên t-m thất thường được gọi chung là nhịp nhanh trên thất. Nhịp nhanh trên thất có vẻ ít g-y đe dọa tính mạng hơn nhịp nhanh thất, tuy nhiên nếu nhịp tim quá nhanh có thể khiến tim co bóp không hiệu quả, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan, g-y tụt huyết áp và về l-u dài có thể dẫn đến suy tim.

Hai loại nhịp tim nhanh trên thất đáng chú ý là cuồng nhĩ và rung nhĩ có thể tạo ra cục máu đông dẫn đến đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Nhịp nhanh thất

T-m thất là nơi trực tiếp bơm máu từ tim đến các bộ phận khác trong cơ thể. Cơn nhịp nhanh xuất phát từ t-m thất thường làm giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của tim g-y tụt huyết áp, ngất và thậm chí dẫn đến tử vong nếu cơn loạn nhịp kéo dài mà không được xử trí kịp thời.

Triệu chứng tim đập nhanh thường gặp

Bệnh nh-n có thể có các triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng, hoặc đôi khi không cảm nhận triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Hụt hơi
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • L-ng l-ng
  • Ngất xỉu
  • Nếu không điều trị, một số loại nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các cục máu đông, đột quỵ hay tim ngừng đập.
chóng mặt là triệu chứng của nhịp tim nhanh
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp của chứng nhịp tim nhanh.

Nguyên nh-n khiến tim đập nhanh

Nhịp tim nhanh do nguyên nh-n sinh lý hoặc bệnh lý. Tim đập nhanh liên quan đến tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, ví dụ như tập thể dục, căng thẳng, đau đớn hay lo lắng thường là đáp ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Các nguyên nh-n bệnh lý khiến tim đập nhanh có thể là do tim hoặc ngoài tim. (3)

Nguyên nh-n chính

  • Nhịp nhanh trên thất: Đ-y là một nhóm gồm rất nhiều loại bệnh lý do các ổ tín hiệu điện bất thường xuất phát từ vùng trên t-m thất khiến tim đập nhanh và không thể bơm máu hiệu quả;
  • Nhịp nhanh thất: Các tín hiệu điện bất thường xuất phát từ t-m thất khiến tim đập nhanh hơn. Do t-m thất là nơi trực tiếp bơm máu từ tim đến các cơ quan khác nên nhịp nhanh thất thường g-y ra triệu chứng nặng nề hơn, có thể g-y ngất hay thậm chí dẫn đến tử vong;
  • Rung thất: Đ-y là dạng rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm nhất, thường dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời;
  • Suy tim;
  • Hội chứng mạch vành cấp;
  • Viêm cơ tim;
  • Chèn ép tim.

Nguyên nh-n khác

  • Hô hấp: Thuyên tắc phổi hoặc các tình trạng g-y suy hô hấp, giảm oxy máu;
  • Các bệnh lý nhiễm trùng;
  • Cường giáp;
  • Thiếu máu cấp tính hoặc mạn tính;
  • Ngộ độc một số thuốc và độc chất;
  • Hạ đường huyết; mất nước; rối loạn điện giải.

Các yếu tố nguy cơ nhịp tim nhanh

  • Hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá;
  • Có tiền sử gia đình bị nhịp tim nhanh;
  • Các stress về thể chất và t-m lý;
  • Tăng huyết áp;
  • Thừa c-n/Béo phì;
  • Uống nhiều caffeine hoặc rượu;
  • Mắc các bệnh lý tim mạch.

Cùng xem thêm việc hút thuốc lá thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào

Phương pháp chẩn đoán

1. Thăm khám

Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi bệnh sử về các triệu chứng, thói quen và tiền sử bệnh để đánh giá người bệnh có nguy cơ bị nhịp tim nhanh hay không.

2. Chẩn đoán cận l-m sàng

Các kiểm tra cận l-m sàng được thực hiện để xác nhận nhịp tim nhanh bất thường và tìm kiếm các bệnh lý có thể g-y ra loạn nhịp tim. Các xét nghiệm để chẩn đoán nhịp tim nhanh bao gồm:

3. Điện t-m đồ (ECG)

Đo và ghi lại hình ảnh hoạt động điện của tim, cho phép bác sĩ phát hiện ra những bất thường.

4. Holter ECG

Dùng để theo dõi liên tục điện t-m đồ người bệnh tại nhà, tùy theo đánh giá mà bác sĩ có thể chỉ định đeo trong 24h hoặc nhiều ngày hơn để ghi nhận hoạt động điện tim trong các sinh hoạt hàng ngày và ghi nhận các cơn loạn nhịp xuất hiện trong thời gian theo dõi.

5. Siêu -m tim

Sử dụng sóng siêu -m để tạo ra hình ảnh của tim nhằm đánh giá chức năng tim, van tim và các bất thường cơ tim.

6. Chụp X-quang ngực

Kỹ thuật này nhằm phát hiện các bất thường về tim, phổi và màng phổi.

7. Chụp cộng hưởng từ tim (MRI)

Cung cấp hình ảnh chi tiết về các buồng tim, cơ tim để đánh giá chuyên s-u các bệnh lý cơ tim và tình trạng sẹo hóa cơ tim.

8. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Cung cấp hình ảnh chi tiết về tim, phổi và mạch máu của vùng được khảo sát. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể lựa chọn giữa chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ tim, hoặc kết hợp cả hai để phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị.

9. Chụp mạch vành

Đưa dụng cụ đến các mạch máu nuôi tim để kiểm tra và can thiệp các mạch máu bị tắc hoặc hẹp trong tim, bằng cách sử dụng thuốc cản quang và tia X đặc biệt để hiển thị bên trong động mạch vành. Chụp mạch vành có thể được thực hiện để tìm nguyên nh-n g-y ra nhịp nhanh thất hoặc rung thất.

10. Khảo sát điện sinh lý (EP)

Đưa các điện cực vào buồng tim để xác nhận chẩn đoán nhịp tim nhanh và xác định vị trí ổ loạn nhịp trong tim. Khảo sát điện sinh lý thường được thực hiện kết hợp với triệt đốt ổ loạn nhịp nếu có chỉ định.

11. Nghiệm pháp bàn nghiêng

Thường được dùng để đánh giá những bệnh nh-n có triệu chứng ngất. Trong quá trình thực hiện nghiệm pháp, nhịp tim và huyết áp của người bệnh sẽ được theo dõi liên tục. Dưới sự giám sát cẩn thận của bác sĩ, chiếc bàn được nghiêng đến vị trí tương tự tư thế đứng, và sử dụng một loại thuốc để đánh giá tình trạng ngất cũng như những thay đổi về nhịp tim, huyết áp nếu cơn ngất xảy ra.

12. Nghiệm pháp gắng sức

Một số loại nhịp tim nhanh có thể được kích hoạt khi gắng sức. Trong nghiệm pháp gắng sức, bác sĩ sẽ theo dõi điện t-m đồ liên tục khi bệnh nh-n gắng sức bằng cách đạp xe đạp hoặc đi bộ trên máy chạy bộ. Nghiệm pháp gắng sức còn được dùng để đánh giá tình trạng hẹp mạch vành tim.

siêu -m tim gắng sức
Siêu -m tim gắng sức xe đạp lực kế là một trong những phương pháp đánh giá tình trạng nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Theo BS.CKI Hoàng Thị Bình, một số loại nhịp tim nhanh rất nguy hiểm, đặc biệt là rung t-m thất. Rung thất có thể g-y tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Ngược lại, một số nhịp tim nhanh nhẹ hoặc g-y ra các vấn đề nguy hiểm vừa phải.

Nếu người bệnh bị nhịp nhanh xoang do căng thẳng, các triệu chứng sẽ biến mất khi nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc kích động chấm dứt. Đối với hầu hết các loại nhịp tim nhanh khác, người bệnh sẽ cần dùng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật để ngăn các triệu chứng quay trở lại.

Mặc dù thuốc không thể chữa khỏi chứng nhịp tim nhanh nhưng có thể giúp điều chỉnh nhịp tim nhanh. Bên cạnh đó, can thiệp triệt đốt ổ loạn nhịp là một giải pháp l-u dài cho rất nhiều loại loạn nhịp nhanh.

>> Xem thêm: Tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn là triệu chứng bệnh gì?

Phương pháp điều trị

Theo BS.CKI Hoàng Thị Bình, tùy thuộc vào loại nhịp tim nhanh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. (4)

Điều trị nhịp nhanh nhĩ hoặc nhịp nhanh trên thất

  • Thực hiện nghiệm pháp vagal như xoa xoang cảnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ;
  • Tránh stress;
  • Tránh sử dụng rượu bia, caffeine và các chất kích thích khác;
  • Sử dụng thuốc;
  • Sốc điện chuyển nhịp;
  • Triệt đốt ổ loạn nhịp.

Điều trị nhịp nhanh thất

  • Sử dụng thuốc;
  • Sốc điện chuyển nhịp;
  • Triệt đốt ổ loạn nhịp;
  • Cấy máy khử rung tim (ICD).
can thiệp triệt đốt nhịp tim đập nhanh
Các bác sĩ Trung t-m Tim mạch, BVĐK T-m Anh can thiệp triệt đốt loạn nhịp tim cho bệnh nh-n.

Cách phòng tránh nhịp tim nhanh

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhịp tim nhanh là duy trì một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tim. Trường hợp đã mắc bệnh tim, người bệnh tích cực theo dõi và tu-n theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim giúp ngăn ngừa các rối loạn nhịp tim có thể g-y nhịp tim nhanh.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sữa ít béo, trái c-y và rau củ; đồng thời hạn chế muối, đường, rượu, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày.
  • Duy trì c-n nặng vừa phải: Thừa c-n làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
  • Giữ huyết áp và mức cholesterol trong tầm kiểm soát: Thay đổi lối sống và dùng thuốc khi có chỉ định để kiểm soát tăng huyết áp hoặc cholesterol cao.
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế caffeine
  • Tránh căng thẳng
  • Hạn chế uống rượu, bia: Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, uống tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Một số bệnh lý cần tránh uống rượu hoàn toàn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào về nhịp tim.

Được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu -m tim và mạch máu 4D hiện đại, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 – 3 Tesla, máy chụp MSCT tim và động mạch vành 768 lát cắt, hệ thống máy DSA chụp mạch vành cánh tay robot xoay 360 độ, hệ thống chụp cắt lớp quang học mạch vành (OCT), hệ thống siêu -m tim gắng sức xe đạp lực kế, hệ thống bàn nghiêng…

Trung t-m Tim mạch BVĐK T-m Anh chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim, suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, tim bẩm sinh…) cho người lớn và trẻ em.

Để đặt lịch khám nhịp tim nhanh và các bệnh lý tim mạch tại Trung t-m Tim mạch, Hệ thống BVĐK T-m Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng tim đập nhanh không giải thích được; không phải nhịp tim tăng bình thường sau khi tập thể dục. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đi kèm triệu chứng đánh trống ngực, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực giúp bác sĩ chẩn đoán chuyên s-u và can thiệp kịp thời.

Link nội dung: https://muabaniphone.vn/tim-dap-nhanh-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-phong-ngua-a32336.html