Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai Chuyên gia giải đáp

Những thay đổi ở ngực là một trong những dấu hiệu báo hiệu sớm việc mang thai, vì vậy nhiều chị em thắc mắc đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không? BS.CKI Trịnh Hoàng Quốc Toàn, Trung t-m Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa T-m Anh TP.HCM giải đáp cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đ-y.

đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai
Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai hay không?

Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không?

Mang thai là nguyên nh-n phổ biến g-y ra những thay đổi trên cơ thể, bao gồm những thay đổi ở ngực trong thai kỳ. Đau nhũ hoa (còn gọi là núm vú) là dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường bắt đầu khoảng 4-6 tuần và kéo dài trong 3 tháng đầu tiên. Khi đó chị em có thể thấy núm vú trở nên to hơn, sẫm màu hơn và nhạy cảm hơn. (1)

Giống như rất nhiều dấu hiệu mang thai khác, ngực và núm vú trở nên căng tức và đau hơn là do nội tiết tố tăng cao. Các hormone như estrogen, progesterone và prolactin (hormone liên quan đến việc tiết sữa) làm tăng lưu lượng máu đến ngực, g-y ra những thay đổi trong mô vú để chuẩn bị cho việc cho con bú.

Vì thế, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy vú sưng, đau, ngứa ran và nhạy cảm hơn bình thường khi chạm vào. Đ-y là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể tái diễn. Nhiều mẹ bầu thấy núm vú bớt đau sau 3 tháng đầu, nhưng có thể lặp lại tình trạng này trong giai đoạn sau.

đau núm vú là triệu chứng mang thai sớm
Đau núm vú có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai, nhưng cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nh-n khác

Các nguyên nh-n khác g-y đau nhũ hoa

Bác sĩ Toàn cho biết, đau vú hay núm vú là dấu hiệu sớm của thai kỳ, nhưng cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nh-n khác. Các nguyên nh-n thường gặp phải kể đến: (2)

1. Kinh nguyệt

Mặc dù đau vú là triệu chứng phổ biến của thời kỳ đầu mang thai, nhưng nhiều phụ nữ cũng bị đau ngực trước khi kỳ kinh bắt đầu. Điều này là do hormone estrogen và progesterone khiến mô vú sưng lên. (3)

2. Thay đổi nội tiết tố

Tương tự như những thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh có thể g-y đau ngực và đau núm vú, các giai đoạn như bắt đầu tuổi dậy thì hoặc mãn kinh có thể khiến nội tiết tố thay đổi và g-y ra các tác dụng phụ như đau núm vú. (4)

3. Cho con bú

Ngậm bắt vú sai là nguyên nh-n chính khiến phụ nữ cho con bú bị đau núm vú. Nếu bé không ngậm đủ vú mẹ trong miệng, núm vú sẽ áp vào nướu và vòm miệng cứng g-y đau. Bé nên ngậm s-u vú mẹ, núm vú ở phía sau cổ họng.

Sử dụng máy hút sữa sai cách như sử dụng phễu hút không phù hợp kích thước bầu ngực hoặc hút sữa quá nhiều cũng có thể khiến núm vú bị đau.

Trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng cũng có thể g-y đau núm vú khi trẻ thay đổi cách ngậm hoặc cắn vào núm vú.

banner lhts 27072024 content

4. Ma sát từ quần áo

Ma sát từ quần áo hoặc áo lót không vừa vặn có thể khiến núm vú của chị em bị khô, đỏ hoặc nứt nẻ g-y đau nhức. Tình trạng này thường gặp ở những vận động viên chạy bộ.

5. Nhiễm trùng

Núm vú bị tổn thương do ma sát, dị ứng, bị nứt hoặc chảy máu có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nhiễm trùng ở núm vú là bệnh nhiễm nấm do Candida albicans g-y ra, có thể là kết quả của tổn thương các mô xung quanh, việc sử dụng kháng sinh hoặc xuất hiện ở người có tiền sử nhiễm nấm. Phụ nữ cho con bú cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

6. Dị ứng hoặc viêm da cơ địa

Đau vú và kích ứng kèm theo da bong tróc, đóng vảy hoặc phồng rộp có thể là dấu hiệu của tình trạng dị ứng hoặc viêm da cơ địa dị ứng (chàm). Có nhiều sản phẩm có thể g-y ra tình trạng kích ứng hoặc viêm da dị ứng như bột giặt, xà phòng, nước xả vải, kem dưỡng gia, nước hoa…

7. Quan hệ tình dục

Hoạt động tình dục cũng là một trong những nguyên nh-n g-y đau núm vú. Nếu tình trạng đau nhức núm vú là do màn dạo đầu thô bạo thường sẽ cải thiện theo thời gian.

8. Bệnh Paget hoặc ung thư vú

Một số cơn đau ở núm vú đi kèm các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư, mặc dù các khối u thường không g-y đau. Đau núm vú do ung thư thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú và núm vú.

Bệnh Paget là một loại ung thư liên quan đến núm vú, thường xảy ra cùng với các khối u ở cùng một vú. Mặc dù bệnh Paget rất hiếm gặp nhưng nếu không chắc chắn về các triệu chứng gặp phải, chị em nên thăm khám sớm để được kiểm tra tìm nguyên nh-n cụ thể, loại trừ các nguyên nh-n bệnh lý và ung thư vú nguy hiểm.

Cảm giác đau nhũ hoa khi mang thai như thế nào?

Đau nhũ hoa khi mang thai có thể xảy ra ở một hoặc cả hai vú. Chị em có thể cảm nhận cơn đau ở khắp vú, ở một vị trí cụ thể hoặc kéo ra ngoài nách. Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc chỉ thoáng qua. (5)

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơn đau vú có xu hướng -m ỉ và nhức nhối. Chị em có thể cảm thấy bầu ngực nặng nề và sưng tấy, cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào. Nhưng tình trạng này thường biến mất trong vòng vài tuần.

Có thể bạn quan t-m: Dấu hiệu mang thai 2 tuần

Một số chị em còn có cảm giác ngứa ran ở núm vú và quầng vú trong 3 tháng đầu. Một số lại cảm thấy đau dữ dội ở một vùng cụ thể trên một vú, tuy nhiên tình trạng này ít phổ biến khi mang thai.

theo dõi những thay đổi của vú
Chị em nên theo dõi những thay đổi ở vú để phát hiện sớm việc mang thai hoặc bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị

Những thay đổi khác ở ngực khi mang thai

Như vậy chị em đã có c-u trả lời cho vấn đề -đau đầu nhũ hoa có phải mang thai không”. Ngoài triệu chứng đau nhũ hoa, chị em có thể thấy những thay đổi khác ở ngực như:

  • Ngực tăng kích thước: bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6-8 của thai kỳ, chị em có thể thấy bầu ngực ngày càng to hơn và tiếp tục tăng kích thước trong suốt thai kỳ. Việc tăng 1-2 kích cỡ ngực là điều bình thường, đặc biệt nếu chị em mang thai con đầu lòng.
  • Xuất hiện vết rạn trên ngực: ngực căng ra có thể g-y ngứa, chị em có thể thấy xuất hiện các vết rạn trên đó.
  • Quầng vú sẫm màu hơn: chị em có thể nhìn thấy các tĩnh mạch dưới da ngực và sau vài tháng đầu tiên, quầng vú (vòng sắc tố xung quanh núm vú) sẽ to hơn và sẫm màu hơn.
  • Vết sưng nhỏ trên quầng vú: các vết sưng nhỏ trên quầng vú sẽ trở nên rõ ràng và dễ nhìn thấy hơn trong thai kỳ. Những vết sưng này được gọi là củ Montgomery giúp cung cấp chất bôi trơn trong thời gian cho con bú và có mùi hương để thu hút trẻ bú mẹ.
  • Tiết sữa non: khi mang thai bầu ngực sẽ bắt đầu sản xuất sữa non, đ-y là loại sữa giàu dinh dưỡng và kháng thể mà bé sẽ nhận được khi chào đời. Trong những tháng cuối thai kỳ, ngực có thể rỉ ra một lượng nhỏ sữa non có tính chất đặc và có màu vàng. Tuy nhiên, có những phụ nữ mang thai sẽ bị rỉ sữa non sớm hơn và một số người lại không rỉ một chút sữa nào.

Nhiều chị em thắc mắc, nếu không gặp bất cứ thay đổi gì ở ngực trong suốt thai kỳ có bình thường không? Bác sĩ Toàn chia sẻ, nhiều phụ nữ mang thai gặp phải những thay đổi ở ngực, trong khi một số khác lại không, đó là điều hoàn toàn bình thường. Ngực của một số phụ nữ không thay đổi nhiều khi mang thai.

Bầu ngực không to hơn, núm vú không đau hay ngực không tiết sữa non không có nghĩa là thai kỳ không khỏe mạnh. Điều quan trọng là tu-n thủ hướng dẫn thăm khám và các xét nghiệm tầm soát được bác sĩ chỉ định để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Các triệu chứng khác của cơ thể khi mang thai

Ngoài những thay đổi ở ngực, chị em có thể để ý các dấu hiệu khác báo hiệu sớm việc mang thai, bao gồm: (6)

  • Trễ kinh: là dấu hiệu nhận biết sớm nhất việc mang thai ở nhiều chị em. Chu kỳ kinh ở mỗi người có thể khác nhau nhưng nhìn chung chu kỳ kinh nguyệt được xem là đều đặn nếu xuất hiện sau 24-38 ngày. Kinh nguyệt xuất hiện trễ 7 ngày được coi là trễ kinh.
  • Buồn nôn và nôn: hầu hết phụ nữ mang thai gặp triệu chứng buồn nôn và nôn (còn gọi là ốm nghén) trước khi trễ kinh. Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban ngày hay ban đêm. Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ mang thai không bao giờ bị ốm nghén.
  • Máu báo thai: mặc dù không phổ biến nhưng máu báo thai cũng là một triệu chứng báo hiệu sớm việc mang thai, thường xuất hiện sớm nhất từ 1-2 tuần sau khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Một số chị em còn thấy đau bụng nhẹ, tuy nhiên số khác lại không thấy triệu chứng nào.
  • Mệt mỏi: trong 3 tháng đầu mang thai cơ thể sản xuất lượng lớn hormone progesterone có thể g-y mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Nhức đầu: sự gia tăng hormone thai kỳ và lưu lượng máu khi mang thai có thể khiến chị em bị đau đầu nhẹ.
  • Đi tiểu thường xuyên: vào khoảng tuần thứ 6-8 của thai kỳ chị em có thể thấy đi tiểu thường xuyên. Triệu chứng này có thể kéo dài suốt thai kỳ.

Cách kiểm chứng việc mang thai

Để xác định tình trạng đau núm vú có phải mang thai hay không, chị em có thể áp dụng các cách kiểm chứng việc mang thai sau:

1. Sử dụng que thử thai

Các kiểm chứng việc mang thai được đông đảo chị em ưu tiên thực hiện đầu tiên là sử dụng que thử thai kiểm tra tại nhà. Que thử thai là dụng cụ xét nghiệm việc mang thai bằng cách phát hiện hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có trong nước tiểu.

Để que thử thai cho kết quả chính xác, chị em hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất. Nên thử que vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy bởi lúc này nồng độ hCG trong nước tiểu ở mức cao nhất.

2. Xét nghiệm máu

Nhiều trường hợp que thử thai cho kết quả không chính xác vì sử dụng sai cách hoặc nồng độ hCG trong nước tiểu quá thấp nên không thể nhận biết. Lúc này chị em có thể đến ngay cơ sở y tế để được làm xét nghiệm máu cho độ chính xác cao hơn.

xét nghiệm máu xác định mang thai
Có 2 loại xét nghiệm máu là xét nghiệm định lượng đo chính xác nồng độ hormone hCG trong máu và xét nghiệm định tính hCG đưa ra c-u trả lời có hay không có mang thai.

Trường hợp xét nghiệm máu cho kết quả mang thai, bác sĩ có thể chỉ định chị em thực hiện siêu -m để xác định vị trí làm tổ của thai nhi, tư vấn và đưa ra lời khuyên hữu ích trong chăm sóc và theo dõi thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu băn khoăn đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không, chị em có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến ngay cơ sở y tế làm xét nghiệm máu để kiểm chứng

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia – bác sĩ Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Làm thế nào để làm dịu cơn đau nhũ hoa khi mang thai?

Đau vú và núm vú khi mang thai có thể khiến chị em khó chịu. Lúc này chị em có thể thử áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như:

  • Đổi sang loại áo ngực phù hợp hơn: việc mặc áo ngực không vừa vặn có thể làm tăng thêm cảm giác đau đớn. Vì vậy chị em hãy đổi sang loại áo ngực có kích cỡ vừa vặn hơn, chọn áo có chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi, tính năng n-ng đỡ ngực tốt.
  • Mặc áo ngực khi đủ ngủ: nếu cử động cơ thể khi ngủ làm đau bầu ngực, chị em có thể c-n nhắc mặc áo ngực khi đi ngủ để hạn chế sự khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Chườm lạnh: chườm khăn lạnh hoặc túi nước đá có thể giúp giảm sưng và đau bằng cách tạm thời giảm lưu lượng máu và giảm hoạt động thần kinh ở vùng này.
  • Tắm vòi sen: hơi ấm có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ ngực bị đau. Chị em hãy điều chỉnh vòi sen ở mức nhẹ nhàng hoặc chỉ rửa núm vú bằng nước ấm, tránh để dòng nước bắn mạnh vào vú g-y đau. Đồng thời tránh các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể làm khô và g-y kích ứng.
  • Sử dụng miếng đệm ngực: nếu lớp áo lót khiến chị em khó chịu do ma sát hoặc núm vú bắt đầu rò rỉ sữa non, hãy thử sử dụng miếng đệm ngực để cảm thấy thoải mái hơn.

Hy vọng qua bài viết này chị em đã biết đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không, cũng như nắm được các triệu chứng khác của cơ thể báo hiệu việc mang thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào khác, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Link nội dung: https://muabaniphone.vn/dau-nhu-hoa-co-phai-dau-hieu-mang-thai-chuyen-gia-giai-dap-a32626.html