Các cơ quan tuy khác nhau, nhưng nếu chúng đảm nhận, hỗ trợ duy trì chức năng hoàn chỉnh sẽ có thể tạo thành một hệ cơ quan. Vậy bên trong cơ thể con người tồn tại tất cả bao nhiêu hệ cơ quan?
Cơ thể người có thể chia làm 3 bộ phận: Phần đầu, phần th-n trên và phần th-n dưới.
Ngoài ra, cấu tạo của cơ thể người còn bao gồm một số bộ phận khác như các bó cơ, bì và xương.
Toàn bộ cơ thể con người ta được bao phủ bởi một lớp da. Hơn nữa, trên da người còn có lớp lông mỏng tùy vào từng khu vực khác nhau. Đương nhiên, lông trên cơ thể người thường mọc không đều. Bên dưới lớp da chính là lớp mỡ, mạch máu, tuyến mồ hôi và đầu mút của các d-y thần kinh.
Dưới đ-y là các hệ cơ quan trong cơ thể con người cùng những chức năng chính mà chúng đảm nhận.
Tim, máu và mạch máu chính là cấu tạo của hệ tim mạch. Nhịp đập của tim sẽ là cơ chế giúp máu được bơm đi khắp cơ thể theo một chu kỳ nhất định. Song với đó, hệ thống bạch huyết với một mạng lưới dày đặc mạch máu của các ống dẫn sẽ tiến hành lọc và đưa bạch huyết quay trở lại với lưu thông máu. Các tế bào miễn dịch được hệ thống bạch huyết tạo ra và cho lưu thông được gọi là tế bào lympho.
Hệ tuần hoàn của ta bao gồm hệ thống tim mạch và bạch huyết. Chúng sẽ đóng vai trò vận chuyển oxy, hormone cũng như đưa các dưỡng chất thiết yếu đến các mô, tế bào bên trong cơ thể nhằm nuôi dưỡng và thúc đẩy nó hoạt động tốt.
Nếu con người ngừng hô hấp trong một khoảng thời gian, các tế bào trong cơ thể sẽ thiếu đi oxy để duy trì hoạt động. Hệ thống hô hấp của chúng ta bao gồm phổi, mạch phổi và đường dẫn khí. Chúng có nhiệm vụ cung cấp oxy đến tất cả các cơ quan bên trong cơ thể và tiến hành thực hiện việc loại bỏ đi khí thải.
Hệ hô hấp trong một cơ thể người sẽ gồm: Mũi, thanh quản, phế quản, phổi.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giữ được vai trò tốt trong việc biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết. Sau đó cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua một quá trình gọi là ph-n hủy hóa học. Các chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đến các hệ thống cơ quan khác nhằm duy trì hoạt động. Sau đó, hệ tiêu hóa sẽ tiến hành trục xuất các chất thải dư thừa ra bên ngoài cơ thể.
Hệ tiêu hóa bao gồm: Miệng, thực quản, cơ hoành, dạ dày, ruột, gan, túi mật, lá lách, tuyến tụy và hậu môn.
Hệ vận động bao gồm các cơ thực hiện chức năng vận động cùng hệ thống xương với 260 xương và sụn khớp. Tất cả vận động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Nhắc đến các hệ cơ quan trong cơ thể, không thể không kể đến hệ thần kinh. Vai trò chính của hệ thần kinh là điều khiển sự hoạt động và vận hành của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Nó bao gồm phần não bộ, tủy sống và hệ thống d-y thần kinh. Hệ thần kinh cũng sẽ giúp cho cơ thể tập làm quen và thích nghi dần với những sự thay đổi cả từ môi trường bên trong và bên ngoài.
Các cơ quan nội tiết có trách nhiệm tăng trưởng, c-n bằng nội môi. Đồng thời, chúng đảm bảo trao đổi chất và phát triển tình dục. Hệ nội tiết bao gồm tuyến yên, tuyến ức, tuyến tùng, tinh hoàn hay buồng trứng cùng tuyến giáp.
Hệ sinh sản hay hệ sinh dục bao gồm các bộ phận nằm ở tuyến sinh dục. Không chỉ có chức năng tạo ra hormone mà hệ thống sinh sản còn có vai trò chính trong việc duy trì nòi giống hiệu quả.
Hệ thống bài tiết bao gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bàng quang. Có thể nhiều người cũng đã biết rằng hệ bài tiết có chức năng lọc và bài tiết những chất thải, độc hại ra khỏi cơ thể và duy trì lượng nước c-n bằng cần thiết.
Cơ thể con người có thể hoạt động tốt tất cả nhờ vào các hệ cơ quan trong cơ thểluôn đảm nhận xuất sắc vai trò của chúng. Một hệ cơ quan gặp vấn đề cũng sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ quan bên trong cơ thể. Mong rằng bài viết trên đ-y của Nhà Thuốc Long Ch-u đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Link nội dung: https://muabaniphone.vn/kham-pha-tat-tan-tat-cac-he-co-quan-trong-co-the-nguoi-long-chau-a32807.html