Mọc mụn ở cằm có phải do rối loạn nội tiết

Mọc mụn ở cằm là tình trạng khá khó chịu vì thường xuyên g-y đau nhức, tái phát nhiều lần. Thậm chí, mụn ở cằm còn có thể len ​​lỏi dọc theo đường viền hàm và sinh sôi nảy nở nhanh chóng chỉ sau 1 đêm. Đ-y là tình trạng liên quan đến nội tiết tố trên làn da của người bị.

1. Tình trạng mọc mụn ở cằm như thế nào?

Theo các bác sĩ da liễu, tình trạng da mọc mụn ở cằm phần lớn là do rối loạn nội tiết tố và di truyền.

Mọc mụn ở cằm ảnh hưởng ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Những phụ nữ bị mụn sau 23 tuổi thường thấy xuất hiện chủ yếu ở cằm, quai hàm và quanh má dưới. Thực tế, mụn ở cằm xảy ra ở một phụ nữ đã trưởng thành có nhiều khác biệt so với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Mụn ở cằm thường xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá dạng nang (mụn bọc lớn, đỏ) hoặc mụn bọc (mụn đầu trắng không bao giờ bị vỡ trên bề mặt), g-y ra bởi sự gia tăng sản xuất chất dầu tự nhiên bên dưới da.

Thông thường, da sẽ tự bài tiết ra 1 lớp dầu mỏng, ph-n bố trên bề mặt để giữ cho bộ phận này luôn được mềm mịn và bóng bẩy. Tuy nhiên, khi lượng dầu được sản xuất quá mức, dầu dư thừa có thể kết hợp với các mảnh vụn khác trên bề mặt da để làm tắc nghẽn lỗ ch-n lông. Đ-y chính là điều kiện g-y xuất hiện mụn.

Thêm một điều kiện thuận lợi nữa là cằm cũng là khu vực mà mọi người rất dễ chạm vào, ví dụ như dùng tay chống lên mặt, g-y nhiễm thêm bụi bẩn và phát tán dầu, bã nhờn.

Bác sĩ da liễu cũng đưa ra khuyến cáo rằng, dù mụn ở cằm hình thành với bất kì nguyên nh-n nào thì cũng nên để yên và không được nặn.

2. Các nguyên nh-n nào g-y ra mọc mụn ở cằm?

2.1 Rối loạn nội tiết liên quan chu kỳ kinh nguyệt

Theo các bác sĩ da liễu, các nốt mụn ở cằm thường có xu hướng xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ hoặc tiền kinh nguyệt - ngay trước khi kỳ kinh nguyệt sắp đến. Điều này được giải thích là do trong thời gian nửa đầu chu kỳ, lượng estrogen trong máu tăng cao và vào nửa sau (từ ngày 14 đến ngày 28) thì lượng progesterone sẽ nổi trội hơn để thay thế. Tại thời điểm này, cơ thể cũng sản xuất nhiều testosterone hơn - nội tiết tố làm tăng kích thước và hoạt động của các tuyến dầu trên da. Điều này đồng nghĩa với tình trạng các tuyến dầu trở nên lớn, lỗ ch-n lông bị tắc nghẽn nhiều hơn. Hệ quả là có nhiều không gian cho vi khuẩn x-m nhập và tạo ra các vết mụn trên da.

2.2 Do rối loạn giấc ngủ

Theo một nghiên cứu được thực hiện gần đ-y, nguy cơ căng thẳng t-m lý sẽ tăng 14% đối với mỗi giờ ngủ bị mất đi trong 1 đêm. Điều này có thể dẫn đến những bất thường trong cấu trúc và chức năng của da.

Một yếu tố khác kết nối tình trạng thiếu ngủ với hình thành mụn trứng cá là làm tăng sự đề kháng insulin. Nguyên nh-n g-y mụn này được giải thích là do tình trạng đề kháng insulin có thể làm tăng glucose trong máu - 1 trong những nguyên nh-n chính g-y ra mụn trứng cá.

Mặt khác, stress t-m lý và cả thể chất sẽ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng (cortisol) trong cơ thể. Vì vậy, khi không được ngủ đủ giấc, làn da sẽ trông xỉn màu, không được căng mọng và tươi tắn. Hơn nữa, cortisol là nội tiết tố còn đóng vai trò sản xuất bã nhờn - vì vậy da sẽ càng dễ bị nổi mụn.

 Rối loạn giấc ngủ có thể g-y mọc mụn ở cằm
Rối loạn giấc ngủ có thể g-y mọc mụn ở cằm

2.3 Sử dụng thuốc tránh thai

Các hormone có trong thuốc tránh thai kết hợp có thể góp phần giúp chống lại sự xuất hiện mụn trứng cá trên da vì chúng làm giảm nội tiết tố androgen lưu thông trong máu, gián tiếp làm giảm sản xuất bã nhờn. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc đột ngột, các hormone đó sẽ hoạt động trở lại nên có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều bã nhờn, tạo điều kiện hình thành mụn.

2.4 Do đắp mặt nạ không đúng cách

Nguyên nh-n chính hình thành mụn ở cằm sau đắp mặt nạ là do làn da bị bí bách, hơi thở và không khí ẩm, ấm lưu thông sau mặt nạ bị ứ trệ. Đồng thời, lượng dầu và mồ hôi trên da cũng bị giữ lại, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn bám trên da phát triển mạnh, dẫn đến lỗ ch-n lông bị tắc nghẽn và xuất hiện các nốt mụn trên cằm.

3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng mụn ở cằm?

Để điều trị mụn, điều đầu tiên, mỗi người cần có thói quen chăm sóc hằng ngày tối thiểu là hãy rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da. Nên tìm kiếm các sản phẩm có chứa thành phần như: Axit salicylic (đ-y là chìa khóa để điều trị mụn trứng cá vì sẽ giúp phá vỡ cấu trúc bài tiết dầu trong lỗ ch-n lông), axit glycolic và benzoyl peroxide.

Tất cả các thành phần này đều giúp phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết, loại bỏ chúng khỏi bề mặt da và hòa tan dầu thừa mà không phá vỡ sự c-n bằng độ pH trên da.

Một sản phẩm cũng đem lại hiệu quả cao khác đáng để thử là retinol. Không chỉ có đặc tính chống lão hóa, thành phần này còn thực sự rất tốt trong việc làm thông thoáng lỗ ch-n lông - vì vậy chúng có lợi ích trị mụn trứng cá.

Nếu các loại thuốc trị mụn không kê đơn nêu trên không đem lại hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị mụn theo đơn thuốc, chẳng hạn như: Thuốc kháng sinh; Benzoyl peroxide; Kem hoặc retinoid uống.

Khi mụn ở cằm đã lành, để lại các đốm sẹo mụn như những đốm n-u hoặc đỏ xuất hiện trên da, việc sử dụng axit alpha hydroxy, như glycolic và lactic, có thể giúp làm mờ chúng.

 Khi bạn bị mọc mụn ở cằm nên gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn nếu cần thiết
Khi bạn bị mọc mụn ở cằm nên gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn nếu cần thiết

4. Những loại thực phẩm nào giúp loại bỏ các nốt mụn ở cằm?

Đáng tiếc là không có một chế độ ăn kiêng thần kỳ nào có thể làm giảm xuất hiện mụn ở cằm. Bởi tình trạng này phần lớn là kết quả trực tiếp của sự tương tác giữa nội tiết tố và yếu tố di truyền trong cơ thể, không liên quan đến các loại thực phẩm tiêu thụ vào.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít người có cơ địa nhạy cảm với sữa, và đối với những đối tượng này, việc hạn chế tiêu thụ lượng sữa bò, pho mát và sữa chua mà điều nên làm để có thể góp phần hạn chế hình thành mụn ở cằm.

Tóm lại, mụn ở cằm là 1 hiện tượng phổ biến có thể xảy ra trong suốt lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở nữ giới. Tình trạng rối loạn nội tiết thường chịu trách nhiệm kích thích sản xuất lượng dầu dư thừa ở cằm, có thể giữ lại các tế bào da hoặc bụi bẩn và vi khuẩn, góp phần trở thành các nguyên nh-n hình thành mụn. Tuy nhiên, mỗi người có thể ngăn ngừa sự phát triển của mụn ở cằm bằng cách thực hành vệ sinh da tốt. Đồng thời, nếu mụn hình thành, cần tu-n thủ các phương pháp điều trị bắt đầu bằng kem bôi và thuốc mỡ hay chỉ định từ bác sĩ da liễu để mụn mau thuyên giảm mà không để lại sẹo mụn kém thẩm mỹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, womenshealthmag.com, teenvogue.com

Ion -m là gì? Có tác dụng gì cho sức khỏe không?

Link nội dung: https://muabaniphone.vn/moc-mun-o-cam-co-phai-do-roi-loan-noi-tiet-vinmec-a33357.html