Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu Thời gian tồn tại stent

Đặt stent mạch vành giúp xử trí tình trạng hẹp nghẽn dòng máu lưu thông đến tim, mở rộng lòng mạch, cải thiện các triệu chứng của bệnh mạch vành. Tuy nhiên, sau khi đặt stent, vấn đề nhiều người quan t-m là người đặt stent mạch vành sống được bao l-u? Stent tồn tại trong bao l-u phải thay mới?

Người đặt stent mạch vành sống được bao l-u?

Stent mạch vành được đặt tồn tại bao l-u?

Bệnh nh-n bị xơ vữa mạch máu, các mảng bám sẽ tích tụ dần trong động mạch. Điều này khiến lòng động mạch bị thu hẹp lại, làm giảm lượng máu đến tim, trường hợp nặng có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu đi qua đoạn động mạch. Khi mảng xơ vữa tiến triển xấu đi, có nguy cơ hình thành huyết khối, chặn dòng máu cung cấp cho tim, g-y ra cơn nhồi máu cơ tim, đe dọa đến tính mạng.

Bệnh nh-n được chỉ định đặt stent mạch vành trong trường hợp động mạch vành bị hẹp nghẽn nặng khiến cơ thể không cung cấp đủ máu nuôi trái tim khiến trái tim bị thiếu máu nuôi nghiêm trọng.

Stent là một cuộn lưới kim loại. Sau khi đặt stent vào đúng vị trí, mô sẽ bắt đầu bao phủ stent như một lớp da. Trong 3 – 12 tháng, stent sẽ được lót hoàn toàn bằng mô, tùy thuộc vào việc stent có phủ thuốc hay không. Các triệu chứng bệnh mạch vành như đau tức ở ngực, khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt, buồn nôn,… sẽ được cải thiện đáng kể. Bệnh nh-n bị nhồi máu cơ tim, sau khi được đặt stent cũng sẽ được cứu sống, giảm thiểu các di chứng về sau. (1)

banner khai trương phòng khám đa khoa t-m anh quận 7 mb

Stent được đặt vào giúp tái lưu thông mạch vành bị tắc nghẽn. Stent sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời không bị thải ra hay cần lấy ra. Tuy nhiên tại vị trí đặt stent nơi mạch vành đã được nong rộng ra tái lưu thông chỗ hẹp hoặc tắc nghẽn đôi khi vẫn có thể hẹp trở lại trong tương lai tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Những yếu tố có thể là loại stent được lựa chọn để đặt cho bệnh nh-n, kỹ thuật đặt, vị trí đặt stent cũng như chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp và uống thuốc của người bệnh cũng như sự phản ứng của người bệnh với loại stent được đặt vào.

  • Stent kim loại thường hay còn gọi là stent kim loại trần (BMS), là loại không phủ thuốc bên ngoài. Ngày nay stent kim loại rất ít được dùng cho bệnh nh-n bệnh mạch vành, tỷ lệ tái hẹp trong stent cao và có khoảng 30% bệnh nh-n bị tăng nội mạc mới và tái hẹp trong stent.
  • Stent phủ thuốc (DES) được sử dụng nhiều nhất trong thủ thuật nong mạch vành đặt stent hiện nay. Loại stent này được phủ một lớp thuốc bên ngoài, giúp ngăn sự hình thành mô sẹo trong stent hiệu quả. Đồng thời, giúp giải phóng thuốc bên trong mạch máu, làm chậm sự phát triển quá mức của mô mạch máu vào trong stent, từ đó giảm nguy cơ tái hẹp mạch máu. Stent phủ thuốc có nguy cơ tái hẹp stent chỉ 0,8%, thấp hơn so với stent kim loại thường là 1,2% sau 6 năm theo dõi.
  • Stent tự tiêu (BRS) cũng được phủ một lớp thuốc để chống tái hẹp, là loại có giá đỡ tạm thời. Sau khi được đặt vài tháng, stent sẽ tự tan dần trong cơ thể, động mạch sẽ trở lại trạng thái tự nhiên ban đầu. Tuy nhiên stent tự tiêu chỉ phù hợp cho một số trường hợp cụ thể như: hẹp mạch vành đoạn ngắn, mạch máu ít vôi hoá…

Người đặt stent mạch vành sống được bao l-u?

Việc đặt stent mạch vành nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở động mạch, giúp máu lưu thông tốt đến tim, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh động mạch vành. Những vị trí hẹp nghẽn quan trọng được đặt stent giúp tái lưu thông mạch vành từ đó giúp tiên lượng người bệnh tốt hơn và giảm các biến cố trong tương lai.

Trường hợp người bệnh diễn tiến đến nhồi máu cơ tim được tái thông đặt stent mạch vành giúp giảm di chứng liên quan đến nhồi máu cơ tim và sống l-u hơn những bệnh nh-n không được can thiệp đặt stent. (2)

Bệnh nh-n sau đặt stent mạch vành cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Bệnh nh-n sau đặt stent mạch vành cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Song song với đó, người bệnh sống l-u hơn nếu người bệnh quản lý được chế độ ăn uống và vận động. Đồng thời, kiểm soát được vấn đề huyết áp, tiểu đường và béo phì thông qua chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tu-n thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Như vậy, ngay cả khi đặt stent ở ba động mạch vành chính, nếu được kiểm soát đúng cách, người bệnh vẫn có thể sống l-u hơn.

Nhiều trường hợp người bệnh vẫn duy trì được hiệu quả của stent sau 10 – 15 năm, thậm chí có những bệnh nh-n được đặt stent sau 30 năm vẫn sống khỏe, nhưng vẫn có những bệnh nh-n bị tái hẹp stent chỉ sau 6 tháng.

Chuyên gia giỏi, kỹ thuật hiện đại giúp người đặt stent mạch vành sống l-u hơn
Chuyên gia giỏi, kỹ thuật hiện đại giúp người đặt stent mạch vành sống l-u hơn

Tại bệnh viện T-m Anh, nhờ áp dụng kỹ thuật siêu -m trong lòng mạch, các bác sĩ có thể đo đạc chính xác kích thước lòng mạch, chọn stent đường kính lớn, đặt áp sát thành mạch, giảm nguy cơ tái hẹp sau đặt stent.

>> Xem thêm: Bị nhồi máu cơ tim sống được bao l-u? Có bị giảm tuổi thọ không?

Tuổi thọ của người đặt stent mạch vành phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tùy thuộc vào tình trạng tim mạch của người bệnh trước đặt stent mạch vành: Suy tim, nhồi máu cơ tim đến bệnh viện sớm hoặc trễ, bệnh một nhánh hay nhiều nhánh động mạch vành… mà tuổi thọ người bệnh được cải thiện ít hay nhiều sau đặt stent mạch vành.

1. Các biến chứng tổn thương tim sau đặt stent

Ngày nay, can thiệp đặt stent mạch vành là thủ thuật tương đối an toàn để tái thông dòng máu nuôi tim. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn gặp các biến chứng liên quan đến quá trình thủ thuật. Tiên lượng sống có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh nh-n sau khi đặt stent mạch vành gặp các biến chứng tổn thương tim sau:

  • Hình thành cục máu đông trong stent: Trong quá trình đặt stent, lòng mạch có thể bị tổn thương, nguy cơ g-y hình thành huyết khối trong stent. Triệu chứng điển hình người bệnh thường nhận thấy là cơn đau thắt ngực, nguy hiểm hơn là tắc mạch vành hoàn toàn g-y nhồi máu cơ tim.
  • Tăng sinh mô sẹo g-y tái tắc hẹp: Các mô sẹo hình thành do trong quá trình thực hiện thủ thuật bị tổn thương. Mô sẹo này có thể làm thu hẹp động mạch và làm giảm lưu lượng máu. Người bệnh gặp các triệu chứng bao gồm đau ngực, hụt hơi, yếu người, chóng mặt.
  • Xuất huyết do dùng thuốc chống đông: Thuốc chống đông giúp hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối sau khi đặt stent. Tuy nhiên, ở bệnh nh-n có nguy cơ dễ xuất huyết như loét dạ dày dày tiến triển, rối loạn đông máu… sử dụng kháng đông kéo dài có thể g-y ra tác dụng phụ là tăng nguy cơ xuất huyết ở người bệnh. Bệnh nh-n có thể bị xuất huyết dưới da với các triệu chứng như bầm tím, chảy máu cam, chảy máu ch-n răng, xuất huyết dạ dày,…
  • Suy thận tiến triển sau sử dụng lượng lớn thuốc cản quang để chụp và can thiệp mạch vành.

>> Xem thêm: Đặt stent tim có nguy hiểm không? 7 rủi ro có thể gặp phải

2. Ảnh hưởng bởi tuổi tác và giới tính người bệnh

Tuổi tác và giới tính có sự tác động đến tuổi thọ của bệnh nh-n sau khi đặt stent.

Tuổi tác

Theo dõi trong số 22.735 bệnh nh-n, 3.472 bệnh nh-n bị loại và 19.263 bệnh nh-n được chọn (63,6% nam giới). Độ tuổi trung bình của nam giới là 60 và nữ giới là 62. Kết quả:

  • Nam giới ở độ tuổi 20-49 có xác suất sống sót cao hơn trong thời gian theo dõi 9 năm, sau đó xu hướng này sẽ đảo ngược.
  • Đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi 50-69 có xác suất sống sót như nhau trong thời gian theo dõi 180 ngày, sau đó phụ nữ có xu hướng có xác suất sống sót cao hơn.
  • Tỷ lệ tử vong ở bệnh nh-n từ 80 tuổi trở lên cao gấp ba lần so với bệnh nh-n từ 60-79 tuổi.

Ph-n theo nhóm tuổi, tỷ lệ tử vong ở bệnh nh-n dưới 55 tuổi là 8%, từ 55-64 tuổi là 14% và từ trên 65 tuổi là 20%. Điều này cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác đến tỷ lệ tử vong của bệnh nh-n sau khi đặt stent tăng dần. (3)

Tuổi tác có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nh-n sau đặt stent
Tuổi tác có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nh-n sau đặt stent

Giới tính

Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Na Uy với những bệnh nh-n nhập viện bị nhồi máu cơ tim cấp giai đoạn đầu, tỷ lệ tử vong không có sự khác biệt cụ thể về giới tính đối với bệnh nh-n dưới 60 tuổi, được theo dõi trong 28 ngày, một năm hoặc 10 năm.

Tuy nhiên, ở những bệnh nh-n ≥ 60 tuổi, trong cùng khoảng thời gian, tỷ lệ tử vong trong ca bệnh thấp hơn được chứng minh ở phụ nữ. Ở Thụy Điển, những phụ nữ bị nhồi máu cơ tim, dù có nhập viện hay không, trong khoảng thời gian 23 năm cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn 9%.

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sau khi đặt stent mạch vành có tỷ lệ tử vong tại bệnh viện cao hơn so với nam giới. Theo dõi trong 30 ngày và một năm sau khi thực hiện thủ thuật, phụ nữ từ 50 tuổi trở lên vẫn có tỷ lệ sống thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi trong cùng thời gian theo dõi. Tuy nhiên, sau 5 năm theo dõi thì tỷ lệ sống sót của phụ nữ lại cao hơn so với nam giới.

Cách chăm sóc kéo dài tuổi thọ cho người đặt stent mạch vành

Bệnh nh-n sau khi đặt stent mạch vành nếu được chăm sóc tốt sẽ nhanh hồi phục, kéo dài được tuổi thọ của stent, đồng thời hạn chế được các biến chứng sau đặt stent.

  • Chăm sóc bệnh nh-n sau đặt stent mạch vành tốt vết thương nhỏ ở tay và bẹn, tránh để ướt hoặc tổn thương. Nếu nhận thấy có dịch chảy ra, rỉ máu, sưng hoặc đau nhức vị trí mổ, cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra, tránh bị nhiễm trùng.
  • Duy trì sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc có thể g-y ra tình trạng tắc stent đột ngột và tử vong tức thì.
  • Không khiêng vác vật nặng ở tay hoặc bên bẹn được chọn để luồn ống thông. Trong tuần đầu chỉ nên vận động nhẹ, đi lại bước nhỏ, tuần tiếp theo người bệnh có thể vận động thoải mái hơn nhưng vẫn cần chú ý không thực hiện các bài tập dùng sức nhiều hay hoạt động quá mạnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho tim mạch. Ưu tiên rau củ, trái c-y tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, protein nạc,… Hạn chế các món ăn có chứa nhiều đường, muối.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Nên uống nước lọc, trà xanh, nước ép trái c-y không đường hoặc ít đường. Cần tránh sử dụng cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga.
  • Người bệnh tránh hút thuốc lá trong 24 giờ, tốt nhất là bỏ hẳn và tránh nơi có khói thuốc lá.
  • Đo huyết áp thường xuyên.
  • Duy trì c-n nặng ở mức khỏe mạnh.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực.
  • Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nh-n sau đặt stent cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho tim mạch
Bệnh nh-n sau đặt stent cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho tim mạch

Người đặt stent mạch vành cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh nh-n mắc các bệnh về tim và những người đã được đặt stent mạch vành nên đến bệnh viện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng hoạt động của stent, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và phát hiện sớm các bất thường nếu có.

BVĐK T-m Anh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam trang bị hệ thống chụp mạch can thiệp số hóa xóa nền (DSA) Philips Azurion Robotic Ceiling FlexArm cánh tay robot xoay 360 độ tích hợp hệ thống IntraSight với các phần mềm tiên tiến hàng đầu thế giới Cardiac Swing, Dynamic Coronary Roadmap, StentBoost Live, IVUS… chụp mạch vành và đặt stent tối thiểu thuốc cản quang, giảm tái hẹp cho nhiều trường hợp lớn tuổi, suy thận, dị ứng thuốc cản quang, mạch máu vôi hóa nặng… giúp kéo dài tuổi thọ và n-ng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch tại Trung t-m Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa T-m Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Người đặt stent mạch vành sống được bao l-u phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kỹ thuật đặt stent, loại stent được chọn, tuổi tác, giới tính, dùng thuốc, dinh dưỡng, lối sống của người bệnh. Trong đó, chế độ dinh dưỡng, uống thuốc theo chỉ định và lối sống phù hợp sẽ có tác động tích cực đến tuổi thọ của người đặt stent mạch vành.

Link nội dung: https://muabaniphone.vn/nguoi-dat-stent-mach-vanh-song-duoc-bao-lau-thoi-gian-ton-tai-a33455.html