Trên các phương tiện truyền thông vẫn thường khuyến cáo các bài tập cho mắt cận lệch giúp cải thiện thị lực. Thế nhưng thực tế các bài tập đó lợi ích ra sao? Cơ chế tác động của chúng tới đôi mắt như thế nào? Mời bạn cùng Nhà Thuốc Long Ch-u tìm hiểu cụ thể bạn nhé!
Lợi ích của các bài tập mắt
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng các bài tập mắt không giúp điều trị hoặc cải thiện thị lực nhưng chúng có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị một số bệnh về mắt khác. Dù vậy, các bài tập mắt có thể có ích cho các tình trạng sau: lác mắt và rung giật nhãn cầu (cả 2 đều là tình trạng chuyển động của mắt), giảm thị lực, rung giật nhãn cầu, khiếm khuyết về thị trường, chứng khó đọc, say tàu xe, bệnh suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng thích nghi,…
Top 7 bài tập cho mắt cận lệch tốt nhất
Quy tắc 20-20-20
Hội chứng thị giác màn hình tập hợp các vấn đề liên quan đến mắt và thị lực do nhìn vào màn hình các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài là một nguyên nh-n phổ biến dẫn đến cận thị không đều.
Quy tắc 20-20-20 giúp chúng ta giảm hội chứng thị giác màn hình, làm hạn chế sự chênh lệch độ cận lớn giữa 2 mắt. Quy tắc rất dễ dàng, chúng ta cần nhìn vào vật nào đó cách xa 20 feet (6m) trong 20 gi-y sau mỗi 20 phút làm việc trên máy tính.
Thay đổi tiêu điểm
Bài tập thay đổi tiêu điểm cũng có thể giúp giảm mỏi mắt do ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài, kiểm soát độ cận của mắt tốt hơn. Chúng ta nên thực hiện bài tập này khi ngồi.
- Bước 1. Giữ một ngón tay trỏ cách mắt một vài cm.
- Bước 2. Tập trung tiêu điểm của mắt vào ngón tay.
- Bước 3. Di chuyển để ngón tay đi từ từ ra xa dần khuôn mặt.
- Bước 4. Tập trung vào một đối tượng ở xa hơn, sau đó quay lại nhìn ngón tay.
- Bước 5. Đưa và đồng thời nhìn theo ngón tay lại gần mắt hơn.
- Bước 6. Sau đó lại tập trung nhìn vào một đối tượng ở xa hơn.
- Bước 7. Lặp lại ba lần như vậy.
Chuyển động của mắt
- Bước 1. Nhắm mắt lại.
- Bước 2. Từ từ di chuyển hướng ánh mắt lên trên, tiếp đó lại di chuyển hướng xuống dưới.
- Bước 3. Lặp lại ba lần.
- Bước 4. Sau đó di chuyển mắt qua trái, rồi qua phải.
- Bước 5. Lặp lại ba lần.
Hình số 8
- Bước 1. Tập trung vào một khu vực trên sàn cách xa khoảng 2.5m.
- Bước 2. Tưởng tượng một hình số 8 xuất hiện trên sàn.
- Bước 3. Tập trung nhìn kĩ số 8 tưởng tượng đó trong thời gian 30 gi-y, rồi lại chuyển hướng.
- Bước 4. Lặp lại 5 lần.
Đẩy bút chì
Đẩy bút chì có thể giúp những người bị chứng suy giảm hội tụ, cận thị lệch, không đều. Bác sĩ có thể đề nghị chúng ta thực hành bài tập này như một phần của liệu pháp vật lý trị liệu cho thị lực.
- Bước 1. Cầm bút chì ngang cánh tay, nằm giữa hai mắt.
- Bước 2. Nhìn tập trung chiếc bút chì và cố gắng để giữ duy nhất một hình ảnh của c-y bút đó trong khi tay từ từ đưa nó về phía chóp mũi.
- Bước 3. Di chuyển chiếc bút chì tới mũi cho đến khi không thấy một hình ảnh bút chì duy nhất nữa.
- Bước 4. Di chuyển lại bút chì về điểm gần nhất mà nó vẫn là một hình ảnh duy nhất.
- Bước 5. Lặp lại 20 lần.
Chuỗi Brock
Bài tập d-y Brock sẽ giúp chúng ta cải thiện khả năng phối hợp của mắt. Để hoàn thành bài tập này, chúng ta sẽ cần một sợi d-y dài và một số hạt màu (chuỗi Brock), có thể hoàn thành bài tập này khi ngồi hoặc đứng.
- Bước 1. Cố định một đầu của sợi d-y vào một vật cố định hoặc người khác có thể giữ nó.
- Bước 2. Tay kia giữ một đầu d-y còn lại ở ngay phía dưới mũi.
- Bước 3. Đặt một hạt trên sợi d-y.
- Bước 4. Nhìn thẳng vào hạt bằng cả hai mắt mở.
Nếu mắt chúng ta hoạt động bình thường thì sẽ nhìn thấy hạt và hai d-y hình chữ X. Nếu nhắm một mắt, một trong các d-y sẽ biến mất, có nghĩa là mắt đó đang triệt tiêu. Nếu người đó nhìn thấy hai hạt và hai d-y nghĩa là mắt đang không hội tụ ở hạt.
Thẻ thùng
Bài thùng là một bài tập tốt cho exotropia - một loại lác.
- Bước 1. Vẽ ba thùng màu đỏ với kích thước tăng dần trên một mặt của thẻ.
- Bước 2. Lặp lại màu xanh lá c-y ở mặt bên kia của thẻ.
- Bước 3. Giữ thẻ để áp vào tới mũi làm sao cho thùng lớn nhất sẽ có khoảng cách ở xa nhất.
- Bước 4. Nhìn chằm chằm vào thùng xa cho đến khi nó trở thành một hình ảnh có cả hai màu và hai hình ảnh còn lại đã tăng kích thước gấp đôi.
- Bước 5. Giữ nguyên ánh nhìn đó trong khoảng 5 gi-y.
- Bước 6. Sau đó, lặp lại thao tác bài tập này với hình ảnh ở vị trí giữa và hình ảnh kích thước nhỏ nhất.
Lời khuyên từ chuyên gia khi chăm sóc đôi mắt cận lệch
Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm ngoài các bài tập thể dục cho mắt để giữ cho đôi mắt của khỏe mạnh, hạn chế tăng độ cận thị và kiểm soát chúng tốt hơn.
- Đi khám mắt định kì mỗi năm ít nhất một lần. Đi kiểm tra ngay cả khi chúng ta không nhận thấy vấn đề. Nhiều người thậm chí không nhận ra họ nhìn mờ hơn và nhiều bệnh nghiêm trọng về mắt không có triệu chứng đáng chú ý.
- Khi biết gia đình có người mắc bệnh về mắt bạn hãy đi khám ngay nhé bởi nhiều bệnh về mắt có tính chất di truyền.
- Khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ mắc các vấn đề về mắt điển hình như trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa mỗi sáu tháng đến một năm.
- Đeo kính r-m để bảo vệ đôi mắt của chúng ta khỏi tia UV g-y hại bằng kính r-m ph-n cực ngăn cản tia UVA và UVB.
- Hãy ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Cà rốt là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mắt.
- Nếu bạn cần phải đeo kính gọng hoặckính áp tròng, hãy đeo chúng. Đeo kính điều chỉnh sẽ giúp bạn kiểm soát độ cận và không làm mắt bạn yếu đi.
- Bỏ thuốc lá hoặc không bao giờ hút chúng. Hút thuốc có hại cho toàn bộ cơ thể của chúng ta, bao gồm cả đôi mắt.
Trên thực tế, chưa có chứng minh nào nói rằng các bài tập cho mắt cận lệch giúp cải thiện thị lực. Tuy các bài tập không giúp ích nó giúp chúng ta kiểm soát được độ cận, tránh tăng độ, góp phần hạn chế các biến chứng của cận thị lệch như lác, bong võng mạc thậm trí mù lòa. Vì vậy, chúng ta hãy cùng lưu lại những bài tập này và tập chúng thật đều đặn, giúp cho đôi mắt chúng ta thêm khỏe mạnh mỗi ngày nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp