Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt không tu-n theo một chu kỳ nhất định, với các dấu hiệu như trễ kinh, kinh sớm, kinh thưa, vô kinh, rong kinh, số lượng kinh ra ít, ra nhiều hơn bình thường… Trong đó, rối loạn trễ kinh khá thường gặp ở các bạn gái. Vậy trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
Hiện tượng kinh nguyệt rối loạn ở tuổi dậy thì
Với các bạn gái, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là bước đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn dậy thì.
Hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi nội tiết tố buồng trứng (Estrogen và Progesterone) g-y bong niêm mạc tử cung. Việc bong niêm mạc tử cung kéo dài trong vài ngày, với hiện tượng niêm mạc bong từ từ, từng phần, chứ không bong toàn bộ cùng một lúc. Với cơ chế đó, một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng thời gian 3 đến 7 ngày.
Khi bị hành kinh, bạn gái có thể có cảm giác đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu… Số lượng máu kinh được cho là bình thường nếu mức độ cần thay băng vệ sinh là từ 3 đến 5 lần thay mỗi ngày. Máu kinh có màu đỏ tươi, không đông, có mùi nồng và không bị tanh.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường, về thời gian có kinh sớm hay trễ, số lượng máu kinh nhiều hay ít, tần suất đều hay không đều… Cụ thể như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc ngắn hơn bình thường: Chu kỳ kinh nguyệt dài trên 35 ngày hoặc ngắn dưới 21 ngày, hoặc thưa kinh, vô kinh, tắc kinh…
- Số ngày hành kinh không đều đặn: Số ngày có kinh nguyệt dài hơn 7 ngày, hoặc ngắn dưới 2 ngày, hoặc rong huyết không theo bất cứ chu kỳ nào.
- Số lượng máu kinh có sự bất thường: Thiểu kinh (số lượng máu kinh nguyệt ra ít hơn bình thường) hoặc cường kinh (số lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường).
Nguyên nh-n g-y trễ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Hiện nay có khá nhiềunguyên nh-n chậm kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Đa phần các nguyên nh-n là do những yếu tố sinh lý hoạt động chưa ổn định ở lứa tuổi này, có thể kể đến:
- Buồng trứng hoạt động chưa ổn định: Khi các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục - sinh sản vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm cả buồng trứng. Do buồng trứng chưa ổn định, chức năng phóng noãn có thể không đều đặn. Điều này giải thích lý do tại sao chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hay dài hơn bình thường.
- Hormone nội tiết tố chưa hoàn thiện: Những hormone nội tiết tố nữ như Estrogen hay Progesterone trong cơ thể của các bạn gái vẫn chưa được ổn định, tác động trực tiếp tới các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- T-m lý bất ổn: Ở độ tuổi dậy thì, đứng trước các áp lực trong cuộc sống như học hành, thi cử, tình cảm, gia đình… khiến t-m lý của các bạn gái trở nên bất ổn. Đ-y cũng có thể là một thủ phạm g-y ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý: Thức khuya, ngủ muộn, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… là những thói quen xấu ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt nói riêng hay cả cơ thể của các bạn nữ nói chung, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì.
- Do bệnh lý: Những bạn nữ có bệnh phụ khoa đều có nguy cơ gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều. Một số bệnh phụ khoa có thể kể đến như viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội, bệnh l-y truyền qua đường tình dục… Tuy nhiên trên thực tế, có khá ít các bạn nữ gặp những bất thường này ở độ tuổi dậy thì.
Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
Trong khoảng 1 - 2 năm đầu của tuổi dậy thì, khá nhiều các bạn gái xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng trễ kinh.
Do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định, có tháng buồng trứng phóng noãn nhiều hơn 1 lần, hoặc 2 - 3 tháng (thậm chí 5 - 6 tháng), buồng trứng mới phóng noãn 1 lần. Điều này dẫn đến việc các bạn gái ở tuổi dậy thì hay gặp phải trường hợp 2 - 3 tháng mới có kinh, lượng kinh ít, kinh nguyệt đến trễ, máu ra chút một trong vài ngày rồi vài hôm sau lại có lại.
Theo thống kê, có đến 70% các trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xảy ra do rối loạn phóng noãn và nội tiết. Do vậy, bạn gái ở tuổi dậy thì không nên quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng trễ kinh, bởi vì đ-y có thể là hiện tượng bình thường của sinh lý.
Trong trường hợp thời gian trễ kinh kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như đau bụng dưới, máu kinh bất thường (màu sắc, tính chất, có mùi hôi…), bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám.
Phương pháp điều trị trễ kinh ở tuổi dậy thì
Khi bắt đầu xuất hiện hành kinh, các bạn nữ cần chú ý chăm sóc cơ thể, nhất là khu vực vùng kín. Cần x-y dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ, cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, c-n bằng giữa việc học tập và vui chơi để giảm đến mức tối thiểu các hiện tượng kinh nguyệt bất thường, cụ thể như sau:
- Mỗi ngày, bạn gái cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước, hết sức hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu…
- Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao vừa sức, thường xuyên, tránh tình trạng mệt mỏi và stress kéo dài.
- Vệ sinh vùng kínthật sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt chú ý không được thụt rửa quá s-u phía trong -m đạo.
- Lựa chọn các loại quần lót phù hợp về kích thước, chất liệu vải. Thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày, giữ vùng kín khô ráo và thoáng mát.
- Vào những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh từ 3 - 4 tiếng/lần, kết hợp vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh đảm bảo chất lượng.
- Ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh, kèm theo những biểu hiện khác lạ (như đau bụng dữ dội, mệt mỏi…), bạn gái cần tới bệnh viện thăm khám ngay để có thể xác định được nguyên nh-n chính xác, điều trị chuẩn mực, không tác động xấu tới khả năng sinh sản trong tương lai.
Nhà Thuốc Long Ch-u hy vọng bài viết này đã giúp các bạn gái có cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng kinh nguyệt không đều nói chung và cũng như giải đáp thắc mắc: -Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?”. Hãy x-y dựng một chế độ sống khoa học, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của chính mình, bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp