U thần kinh đệm có thể g-y nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Tùy vào tính chất, bệnh được gọi bằng các tên khác nhau như u tế bào hình sao, u nguyên bào thần kinh đệm…
U thần kinh đệm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào ph-n loại, vị trí của khối u, thời điểm can thiệp và phương pháp điều trị. Vậy, bệnh u thần kinh đệm thường có những triệu chứng gì? Điều trị bệnh bằng cách nào?
U thần kinh đệm là gì?
U thần kinh đệm là khối u não nguyên phát hình thành do các tế bào thần kinh đệm phát triển vượt ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Tế bào thần kinh đệm là những tế bào bao quanh và hỗ trợ chức năng cho các tế bào thần kinh trong não bộ. Khối u thần kinh đệm còn được gọi là u não trong trục vì chúng bắt nguồn từ nhu mô não và có xu hướng hòa lẫn với mô não của người bệnh.
Trên thực tế, u thần kinh đệm chiếm khoảng 33% trên tổng số trường hợp u não nguyên phát. Đ-y là căn bệnh có thể đe dọa tính mạng, bởi vì khối u thần kinh đệm khó tiếp cận và tiềm ẩn nguy cơ cao l-y lan sang các vùng não khác. (1)
Các loại u thần kinh đệm phổ biến
Ph-n loại u thần kinh đệm dựa vào sự ph-n chia của tế bào, hoại tử tế bào, tăng sinh nội mạch, các dấu ấn hóa mô miễn dịch (gồm mất đoạn 1p19q, IDH1, IDH2). Dưới đ-y là các loại u thần kinh đệm phổ biến:
1. U tế bào hình sao
U tế bào hình sao là các khối u bắt nguồn từ những tế bào hình sao trong não hoặc tủy sống. Tế bào hình sao có nhiệm vụ hỗ trợ và kết nối các tế bào thần kinh. Khi các tế bào này có sự tăng trưởng bất thường sẽ hình thành một dạng u thần kinh đệm. (2)
Các u tế bào hình sao có triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào từng vị trí hình thành khối u. U tế bào hình sao trong não có xu hướng g-y ra những rối loạn về tính cách, trạng thái tinh thần. Khối u ở tủy sống có xu hướng khiến cho vùng bị ảnh hưởng xảy ra tình trạng yếu liệt, thậm chí là tàn tật. U tế bào hình sao có tốc độ phát triển chậm thường là khối u lành tính. Ngược lại nếu khối u phát triển nhanh chóng có nguy cơ cao là dạng ác tính (ung thư).

2. U nguyên bào thần kinh đệm
Khối u nguyên bào thần kinh đệm hình thành từ sự kết hợp của các tế bào hình sao phát triển bất thường hoặc là sự kết hợp giữa nhiều loại tế bào khác nhau (bao gồm mạch máu và các tế bào đã hoại tử). U nguyên bào thần kinh đệm là khối u không đồng nhất, chúng có thể bị thay đổi theo thời gian g-y ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị. Hầu hết khối u này bắt nguồn từ chất trắng của não và có nguy cơ x-m lấn sang các vùng não l-n cận hoặc di căn đến tủy sống một cách nhanh chóng. (3)
3. U thần kinh đệm th-n não
U thần kinh đệm th-n não là u não ác tính ở th-n não bắt nguồn từ khối u tế bào hình sao. Th-n não là phần não đảm nhiệm vai trò gửi thông tin đến tủy sống và các cơ quan khác, đồng thời cầu não cũng kiểm soát những chức năng quan trọng như thở, thăng bằng, giấc ngủ, nhịp tim, hoạt động của bàng quang. Trong quá trình phát triển, u thần kinh đệm th-n não có thể g-y áp lực lên những vùng não khác, ảnh hưởng đến chức năng của các d-y thần kinh kiểm soát cảm giác trên gương mặt. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tiên lượng bệnh thường không khả quan.
4. U thần kinh đệm lan tỏa
U thần kinh đệm lan tỏa là các khối u tế bào sao (cấp độ III – IV theo WHO) x-m lấn vào th-n não và có xu hướng lan sang vùng đồi thị, vùng dưới đồi, tủy sống, d-y sống của cơ thể. U thần kinh đệm đường giữa lan tỏa thường biểu hiện đột biến H3K27M (+). Trẻ em mắc bệnh u xơ thần kinh tuýp 1 có nguy cơ cao hình thành khối u thần kinh đệm đường giữa lan tỏa.
Xem thêm: U thần kinh đệm cầu não lan tỏa: Triệu chứng, nguyên nh-n và điều trị.
5. U thần kinh đệm ít nhánh
Đ-y là loại khối u có xu hướng hình thành ở vùng não trước (đặc biệt là thùy trán), phát triển tương đối chậm. Đặc trưng của khối u thần kinh đệm ít nhánh là được hình thành bởi sự xóa bỏ nhánh q của nhiễm sắc thể 19 và nhánh p của nhiễm sắc thể 1 (mất đoạn 1p/19q). Khối u thần kinh đệm ít nhánh có xu hướng xuất hiện phổ biến ở người lớn và hiếm gặp ở trẻ em. (4)
6. U thần kinh đệm thị giác
Đ-y là khối u hình thành bên trong d-y thần kinh thị giác hoặc vùng giao thoa (nơi truyền tín hiệu từ mắt đến não). Khối u này có xu hướng hình thành ở vùng đáy não – nơi kiểm soát nội tiết. Do đó, ngoài g-y suy giảm thị lực, khối u thần kinh đệm thị giác còn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của hormone trong cơ thể (gọi là u thần kinh đệm vùng dưới đồi). Nghiên cứu cho thấy, người mắc bệnh u xơ thần kinh có nhiều nguy cơ hình thành u thần kinh đệm thị giác hơn người bình thường.
Xem thêm:
- U thần kinh đệm bậc thấp: Triệu chứng, nguyên nh-n và điều trị.
- U thần kinh đệm bậc cao: Triệu chứng, nguyên nh-n và điều trị.
Triệu chứng u thần kinh đệm
Các triệu chứng của u thần kinh đệm có thể khó nhận biết. Ở một số trường hợp, bệnh không g-y ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ được phát hiện thông qua quá trình khám sức khỏe. Dưới đ-y là một số triệu chứng u thần kinh đệm điển hình có thể gặp:
- Chóng mặt, đau đầu dữ dội.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Rối loạn hoặc mất thị lực, nhìn đôi, nhìn mờ…
- Thay đổi hành vi và tính cách đột ngột.
- Suy giảm nhận thức.
- Động kinh, co giật.
- Gặp khó khăn khi giữ thăng bằng.
- Yếu, tê liệt một bên cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
U thần kinh đệm là bệnh lý khởi phát từ não bộ có cấp độ nguy hiểm cao. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy bản th-n xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như đau đầu dữ dội, nôn ói, nhìn đôi, yếu liệt một bên cơ thể, động kinh… Lúc này, người bệnh u thần kinh đệm có cơ hội được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, từ đó tiên lượng bệnh khả quan hơn.
Nguyên nh-n g-y u thần kinh đệm
Hiện nay, nguyên nh-n g-y ra khối u thần kinh đệm vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết những thay đổi trong DNA của tế bào não hoặc tủy sống có thể góp phần thúc đẩy sự hình thành khối u thần kinh đệm. Một số yếu tố rủi ro có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ g-y bệnh u thần kinh đệm ở một người, bao gồm: (5)
- Tuổi tác: Mặc dù u thần kinh đệm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, thống kê cho thấy, tuổi tác có thể là yếu tố nguy cơ khiến một người dễ mắc một bệnh u thần kinh đệm nào đó. Cụ thể, các loại u thần kinh đệm có xu hướng xuất hiện phổ biến ở trẻ em như u thần kinh đệm cầu não lan tỏa, u màng nội tủy… Trong khi đó, một số loại u thần kinh đệm khác lại phổ biến ở người lớn từ 45 – 65 tuổi và hiếm gặp ở trẻ em.
- Tiếp xúc với tia bức xạ: Người thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ liều cao có thể có nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm cao hơn người khác.
- Di truyền: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh u thần kinh đệm là bệnh di truyền. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ hình thành khối u thần kinh đệm của những thành viên còn lại có thể cao hơn người bình thường.
Bệnh u thần kinh đệm có nguy hiểm không?
Nếu không sớm chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời, u thần kinh đệm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng, bao gồm:
- Xuất huyết não (hay còn gọi là chảy máu trong não).
- Thoát vị não (hiện tượng mô não dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu).
- Não úng thủy (não tích tụ chất lỏng).
- Tăng áp lực nội sọ.
- Co giật, động kinh.
Cách chẩn đoán bệnh u thần kinh đệm
Để chẩn đoán bệnh u thần kinh đệm, bước đầu người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám l-m sàng để bác sĩ có thể xem xét bệnh sử và đánh giá triệu chứng một cách chi tiết. Trong quá trình này, để bác sĩ thu thập đủ cơ sở chẩn đoán bệnh, người bệnh có thể thực hiện các bài kiểm tra về thần kinh, thể chất.
Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp MRI đầu, chụp CT đầu để hỗ trợ chẩn đoán, xác định vị trí và kích thước của khối u. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện sinh thiết với mục đích:
- Xác định loại khối u là lành tính hay ác tính. Nếu là khối u ác tính sẽ tiếp tục đánh giá mức độ ác tính.
- Xác định loại tế bào trong khối u.
- Xác định kiểu gen bất thường trong khối u (nếu có).

Cách điều trị u thần kinh đệm
Điều trị u thần kinh đệm bằng cách nào phụ thuộc vào các yếu tố như thể trạng của người bệnh (tiền sử mắc bệnh, tuổi tác…), vị trí, ph-n loại và kích thước khối u, thời điểm chẩn đoán… Những lựa chọn điều trị u thần kinh đệm phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật mở sọ não là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến để loại bỏ khối u thần kinh đệm. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, bác sĩ có thể c-n nhắc lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật để tiếp cận khối u một cách an toàn, hiệu quả.
Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh đã triển khai phẫu thuật u não bằng các máy móc, thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến bậc nhất như định vị dẫn đường Neuro-Navigation AI thế hệ mới nhất, robot mổ não AI Modus V Synaptive duy nhất tại Việt Nam, kính vi phẫu ứng dụng chức năng chụp huỳnh quang 3D thế hệ mới nhất… Nhờ vậy, hiệu quả phẫu thuật điều trị các bệnh u não nói chung và u thần kinh đệm nói riêng được tối ưu, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.
- Xạ trị: Xạ trị sử dụng liều phóng xạ mạnh để tiêu diệt khối u thần kinh đệm, bao gồm xạ trị chùm tia ngoài, xạ phẫu lập thể, xạ trị bên trong. Phương pháp này nhắm chính xác vào vị trí khối u, hạn chế nguy cơ làm tổn thương các mô xung quanh một cách đáng kể. Bác sĩ có thể c-n nhắc điều chỉnh phác đồ xạ trị khối u thần kinh đệm sao cho phù hợp với thể trạng và mục đích điều trị bệnh.
- Hóa trị: Đ-y là phương pháp điều trị khối u thần kinh đệm ác tính bằng cách sử dụng thuốc hóa trị đặc hiệu. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể c-n nhắc chỉ định phương pháp hóa trị bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho một ca u thần kinh đệm cụ thể. Sau quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp MRI đầu để kiểm tra hiệu quả loại bỏ khối u. Đồng thời, thông qua kết quả kiểm tra này, bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ tái phát khối u, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh u thần kinh đệm
Tính đến nay, vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa hoàn toàn bệnh u thần kinh đệm. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động tránh các yếu tố rủi ro tiềm ẩn nguy cơ g-y ra khối u thần kinh đệm bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với tia bức xạ.
- Duy trì lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ (6 tháng/lần).
- C-n nhắc thực hiện xét nghiệm gen di truyền, đặc biệt là đối tượng có người th-n mắc bệnh u thần kinh đệm.
Mỗi người không thể kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm do tuổi tác. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời là một trong những biện pháp giúp làm chậm, ngăn chặn sự tiến triển của khối u, từ đó phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm một cách hiệu quả.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa T-m Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.T-n Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Website: https://tamanhhospital.vn
U thần kinh đệm là bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đe dọa tính mạng. Nếu có thắc mắc hay lo lắng về bệnh u thần kinh đệm, bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết.